Tâm lý bệnh học
Theo lời của Kelly, “chúng ta có thể định nghĩa sự rối loạn là bất kỳ sự
tạo dựng cá nhân nào được sử dụng nhiều lần dù sự vô hiệu hóa không thay
đổi” (Kelly 1955, trang 831). Do đó, người bị rối loạn nắm giữ những ý
niệm nào đó vốn không chính xác hay không thích hợp, dẫn đến đánh giá
không chân thật về thực tại. Tuy nhiên, các ý niệm này được duy trì và tiếp
tục được sử dụng trong một thời gian. Một ví dụ cụ thể là, bệnh nhân mắc
bệnh hoang tưởng có ảo tưởng có hệ thống hay một niềm tin sai, thường
bao hàm ý thức về sự bức hại bởi người nào đó hay cái gì đó. Bệnh nhân đó
có htể tin người bà con, các đồng nghiệp, người láng giềng, hoặc chính phủ
đang âm mưu chống lại mình. Niềm tin này được giữ vững kiên trì, dù sự
vô hiệu hóa được lặp lại.
Những sự rối loạn tâm lý bao hàm sự lo lắng và liên tục cố gắng để làm
nhẹ bớt sự lo lắng đó. Chúng ta đã thấy sự lo lắng là một khái niệm quan
trọng trong nhiều học thuyết về tâm thần học. Kelly định nghĩa lo lắng là sự
nhận thức rằng hệ thống ý niệm của chúng ta không đủ để dự liệu các sự
kiện mà chúng ta phải đương đầu. Một hệ thống ý niệm không đầy đủ, có
nghĩa là cá nhân không thể tiên đoán hay dự liệu các sự kiện, do đó không
thể chuẩn bị cho các sự kiện hay hành động thích hợp khi chúng xảy ra. Kết
quả là, cá nhân đó cảm thấy bất lực dẫn đến lo âu. Các hành vi mà chúng ta
gọi một cách điển hình là “nhiễu tâm” tiêu biểu cho các cố gắng tuyệt vọng
của con người nhằm tìm cách giải thích đầy đủ các sự kiện hay như một sự
lựa chọn, để trung thành một cách cứng nhắc các cấu trúc cũ nhưng vô hiệu
và những đề phòng hậu quả.