Biến số cá nhân
Mischel (1973) chấp nhận quan điểm hành vi tương tác và lưu ý là nhu
cầu tập hợp các biến số cá nhân phù hợp với quan điểm học tập xã hội. Các
biến số như thế không thể là các đặc điểm theo nghĩa truyền thống về yếu
tố quyết định nhân quả trực tiếp hành vi. Nói đúng hơn, các biến số của
Mischel tập trung vào cái mà con người tạo thành hay xây dựng có liên
quan đến các tình huống riêng biệt. Do đó, chúng ta có thể xem các biến số
giả thuyết là yếu tố định rõ các khía cạnh của hành vi cá nhân, hành vi này
được xác định bởi lịch sử học tập xã hội dài hạn của cá nhân đó và sự
tương tác của hành vi với những tình huống thay đổi hiện tại để xác định
đầu ra của hành vi cụ thể. Năm biến số cá nhân quan trọng đóng góp vào
hành vi.
Khả năng chuyên môn. Mỗi người có một số kỹ năng hay khả năng
chuyên môn để tạo ra khuôn mẫu hành vi đa dạng trong những điều kiện
khác nhau. Khả năng chuyên môn đó phản ánh mức độ con người có thể có
hành vi thích ứng với đòi hỏi của tình huống. Các khả năng chuyên môn có
khuynh hướng ổn định và lâu dài trong một thời gian dài.
Các kỳ vọng. Sự kỳ vọng cơ bản là khả năng đánh giá kết quả đối với
một tình huống riêng biệt. Đó là sự đánh giá chủ quan về một tình huống sẽ
xuất hiện do cách hành động của bạn. Ví dụ, nếu bạn chắc chắn rằng lấy
người bạn gái (hay bạn trai) hiện tại sẽ hạnh phúc và thỏa mãn, bạn sẽ
quyết định đính hôn. Nếu bạn nghĩ không hạnh phúc, bạn sẽ từ chối đính
hôn.
Các giá trị. Tất cả chúng ta đánh giá nhiều kết quả cụ thể trong các tình
huống cụ thể và đặt giá trị trên mỗi kết quả tiềm năng. Lúc đó, giá trị ảnh
hưởng đến hành vi của chúng ta. Bạn hy vọng rằng thức suốt đêm học thì
sẽ có thể mang lại điểm “A”. Tuy nhiên, nếu bạn đặt rất ít giá trị vào việc
đạt được điểm “A”, bạn có thể quyết định đi ngủ.
Mã hóa các chiến lược và các cấu trúc cá nhân. Như trong học thuyết xử
lý thông tin, mỗi người sử dụng các khái niệm và các cấu trúc để phân loại