TÓM TẮT
Chương này đề cập đến các phương thức nghiên cứu học thuyết học tập
về mặt xã hội đối với nhân cách. Và quan trọng ở điểm tập trung vào đóng
góp của học thuyết và kinh nghiệm của Albert Bandura về viễn cảnh học
tập xã hội. Nó chú trọng đến viễn cánh học tập về mặt xã hội-nhận thức của
Walter Mischel và Julian Rotter, chú ý đến phương pháp xử lý thông tin để
hiểu các tiến trình nhận thức. Các triết gia này khác nhau về các những khía
cạnh quan trọng, nhưng họ cũng chia sẻ các quan điểm chung về tiến trình
nhận thức và những thay đổi trong quá trình phát triển về hoạt động của
nhân cách.
Phương thức nghiên cứu của Albert Bandura về nhân cách cho rằng
những ảnh hưởng của hành vi, môi trường, và các yếu tố cá nhân nội tại (kể
cả những kỳ vọng, niềm tin, ý tưởng, sở thích, và sự tri giác) hoạt động
trong thuyết tiền định tương hỗ. Ông cũng cho rằng hành vi không cần
được thực hiện và củng cố để học tập xảy ra. Tạo mô hình (học tập qua
quan sát) xảy ra một cách ủy nhiệm, thậm chí ở trẻ thơ, bằng cách quan sát
hành vi của người khác và những hậu quả của hành vi.
Học thuyết tạo mô hình cho rằng những trình bày biểu tượng cơ bản
trong tạo mô hình được hình thành qua hoạt động của (1) các tiến trình chú
ý; (2) các tiến trình ghi nhớ; (3) các tiến trình mô phỏng vận động; (4) các
tiến trình động cơ và củng cố. Học thuyết vượt ra ngoài mô hình cơ bản để
cụ thể hóa các hiệu quả biểu hiện của mô hình, cho rằng mô hình có thể xảy
ra một cách tượng trưng, và để xử lý học tập qua quan sát của các hành vi
phức tạp hơn.
Trong khi tạo mẫu là trung tâm trong việc phát triển nhiều mô hình hành
vi quan trọng, thì có thể hiểu rõ hơn hành vi xảy ra như thế nào bằng cách
xem xét nhiều yếu tố quyết định hành vi quan trọng, kể cả các điều kiện
trước, các hậu quả và các yếu tố nhận thức. Bandura không xem các yếu tố
quyết định này hoạt động độc lập mà hoạt động qua sự tương tác.