Yếu tố cơ cấu quan trọng trong phương thức nghiên cứu của Bandura về
nhân cách là hệ thống bản thân. Hệ thống này thuộc nhận thức và tạo thành
ảnh hưởng điều tiết, qua những kỳ vọng về tính hiệu quả bản thân. Bandura
nhận dạng hai nguồn động cơ quan trọng: các động cơ sinh học (giống với
các động cơ trong những học thuyết khác); và động cơ nhận thức (có đặc
tính năng động cùng như đặc tính cơ cấu).
Học thuyết của Bandura về phát triển nhân cách cho rằng cá nhân được
sinh ra chỉ có các phản xạ sơ đẳng và các tiềm năng hành vi bị ảnh hưởng
về mặt di truyền. Tất cả các khuôn mẫu hành vi phải được huấn luyện bằng
học tập truyền thông, bằng củng cố về học tập quan sát qua tạo mô hình.
Walter Mischel (một triết gia học tập xã hội) đã thay thế các biến số cá
nhân truyền thống với các đặc điểm cùng với những biến số nhận thức như:
các khả năng chuyên môn, hay các kỹ năng khác nhau mà một người sở
hữu; các chiến lược mã hóa và các cấu trúc cá nhân, hay kinh nghiệm
được lưu giữ và phân loại như thế nào; các giá trị chủ quan, hay một điều
gì đó mà một người xem là đáng thực hiện; các hệ thống tự điều chỉnh và
kế hoạch dự định quyết định người ta sẽ tự thưởng và tự phạt cho chính
mình về cái gì và họ sẽ tổ chức cuộc sống của mình như thế nào để đạt
được các mục tiêu tương lai. Trước đó Mischel là người theo thuyết tình
huống, tin rằng khả năng thưởng hay phạt là yếu tố quyết định hành vi quan
trọng nhất trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng sau này, ông trở thành người
theo thuyết tương tác thừa nhận tầm quan trọng của cà các biến số cá nhân
lẫn tình huống và sự tương tác của chúng.
Mô hình kỳ vọng và củng cố nhân cách của Julian Rotter đề cao tầm
quan trọng của những kỳ vọng trong con người về tương lai và giá trị củng
cố được kết quả hành vi của người đó. Hệ thống Đánh giá Kiểm soát Nội –
ngoại tại được Rotter phát triển để đánh giá những khác biệt cá nhân trong
tập trung kiểm soát. Nó sinh ra một kinh nghiệm nghiên cứu rất lớn. Tập
trung các cá nhân kiểm soát nội tại để kiểm soát môi trường của mình
thường tích cực hơn sự kiểm soát bên ngoài. Hệ thống đánh giả cũng được
phối hợp với một số tương quan hành vi (như: tính nhạy cảm với kiểm soát,