quyết một cách trọn vẹn nhưng sự thất bại trong việc phát triển mỗi mâu
thuẫn thích hợp sẽ gây cản trở cho cá nhân đó hoàn thành nhiệm vụ ở các
giai đoạn sau. Vì vậy, sự thành thật luôn được đòi hỏi cho những cuộc tranh
đua trong mọi khía cạnh của đời sống, một ý nghĩa rõ ràng luôn là điều kiện
tiên quyết để con người thụ hưởng sự thỏa mãn trong mối quan hệ thân mật
với người khác.
Heinz Hartmann, người từng được suy tôn là “cha đẻ của tâm lý học bản
ngã” nhấn mạnh quan điểm về bản ngã bằng cách thừa nhận hoạt động của
phạm vi – không – mâu – thuẫn trong tri giác, ký ức, học hỏi và sự vận
động. Ông cho rằng bản ngã có thể trung tính hóa khả năng tình dục và tính
hung hăng. Ông tiến bộ hơn Freud ở chỗ cho rằng bản ngã có thể kìm hãm
tình dục mạnh mẽ vì những mục đích không gây mâu thuẫn.
Phân tâm học của Hartmann được cơ cấu lại, là một bước phát triển
trong tâm lý học phân tích. Ở đó, xung động bản năng và bản ngã diễn ra
đồng thời trong một ma trận không giống nhau của những yếu tố sinh học
sẵn có. Nhiệm vụ cần thiết của bản ngã không chỉ bao gồm việc hòa giải
giữa thực tại bên trong và bên ngoài như trong học thuyết của Freud, mà
còn là sự thích nghi theo một phương thức lành mạnh đối với mâu thuẫn
bên trong mỗi cá nhân và thực tại bên ngoài xã hội do người trông nom trẻ
truyền dạy. Vì vậy, bản ngã giữ vai trò như là một nhạc cụ điện tử phát ra
nhiều âm thanh khác nhau để giải quyết những mâu thuẫn nội tâm giữa
xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã, đồng thời cải thiện trạng thái cân
bằng giữa mỗi cá thể với bên ngoài trong giới hạn của bản ngã.
Những nhà lý luận khác (như Jacobson, Kohut, Kris và Loewenstein,
Mahler, và Rapaport) đã mở rộng biên giới của học thuyết phân tâm học cổ
điển, chú ý đến việc nghiên cứu có hệ thống về toàn bộ cuộc đời của con
người. Tâm lý học bản ngã đã đưa học thuyết phân tâm học đạt đến trình độ
tâm lý học tổng quát và trở thành một chiếc cầu nối chính yếu giữa phân
tâm học và những học thuyết về nhân cách khác.