trước những lời phản đối của ông. Đột nhiên, ông cảm thấy mình kiệt sức
vì thịnh nộ và giận dữ, điều đó có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sau
này, ông nản lòng vì cho rằng các tình cảm đó tồn tại bên trong bản thân
ông và ông có thể mất kiểm soát đối với chúng (Jung 1963). Một sự kiện
khác liên quan đến một tình tiết trong thời niên thiếu của ông. Khoảng 12
tuổi, ông bị đánh khi đang ra khỏi trường và đập đầu xuống vỉa hè. Cú đánh
này bắt đầu một loạt các cơn ngất choáng váng khiến ông không thể đi học
được, điều đó làm ông buồn chán kinh khủng. Một hôm, ông tình cờ nghe
được cha đang nói đến triển vọng mờ mịt đối với tương lai của con trai vì
sức khỏe kém của nó. Giật mình với lời nói này, Jung tranh đấu chống lại
các cơn choáng ngất, chúng sớm biến mất để ông có thể tiếp nối sự học
hành bị gián đoạn của mình (Fordham 1853).
Sau thời đi học, ông bắt đầu phát triển các mối quan tâm về khoa học.
Năm 1895, ông vào học y ở Đại học Basel. Sau khi tốt nghiệp, ông trở
thành một phụ tá trong Bệnh viện thần kinh Burgholzi và bệnh viên tâm
thần ở Zurich, và như thế, ông bắt đầu một sự nghiệp về tâm thần học. Ông
cộng tác với Eugen Bleuler và nghiên cứu với Janet. Năm 1906, ông bắt
đầu trao đổi thư từ với Freud, và vào năm sau, họ gặp nhau lần đầu tiên.
Trong nhiều năm, Jung có quan hệ chặt chẽ với phong trào phân tích tâm
lý. Và từ năm 1910 tới 1914, ông là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội phân
tích tâm lý Quốc tế. Năm 1909, Freud và Jung đến Đại học Clark ở
Massachussetts để đọc một loạt các bài thuyết trình. Có lần, Freud cho rằng
Jung sẽ là người kế vị mình, nhưng có một sự khác biệt rất cơ bản giữa hai
người và trong các kinh nghiệm của họ. Freud chủ yếu quan tâm đến chứng
nhiễu tâm và nguyên nhân của nó, trong khi Jung quan tâm đến các khuynh
hướng bệnh tâm thần (các yếu tố cổ xưa) ở những người bình thường khác.
Sự khác biệt về điểm này đã dẫn tới những bất đồng cơ bản trong quan
điểm riêng của họ về cơ cấu và động lực của nhân cách con người, đặc biệt
là các khía cạnh vô thức của nó. Cuối cùng, năm 1913, hai người chấm dứt
mối quan hệ của họ, hay như Freud cho biết “Jung làm cho tôi phải rút sinh
lực của mình ra khỏi anh ta” (Jones 1963). Năm 1913, Jung thôi làm trợ