CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 210

định tình huống mà người khác đi đến chỗ trình bày, và anh ta có thể
ảnh hưởng đến sự xác định trình bày này bằng cách tự biểu lộ để đem
lại cho họ một ấn tượng sẽ khiến họ hành động một cách tự nguyện
phù hợp với kế hoạch của riêng mình. Do đó, khi cá nhân xuất hiện
trước những người khác thường có một lý do nào đó huy động hoạt
động của mình, để truyền đạt ấn tượng (mình muốn truyền đạt) đến
người khác (trang 1-3)

Cả Goffman lẫn Jung đã lưu ý, sự nguy hiểm dính líu đến tiến trình tâm

lý xã hội là cá tính có thể trở nên cứng nhắc và lan tràn khắp nơi đến nỗi
chúng ta có thể nhầm lẫn nó với toàn thể nhân cách của chúng ta. Do đó,
phủ nhận sự hiện hữu của những khía cạnh nhân cách vốn nằm trong lĩnh
vực vô thức. Thí dụ, cá nhân được người khác xem là người hướng ngoại,
thân thiện, hòa đồng. Như thế, anh ta có thể làm cho cá tính này trở nên
cứng nhắc và đi đến chỗ phủ nhận các nhu cầu vô thức về đời tư và âm
thầm tự đánh giá. Theo Jung, loại phủ nhận này làm cho chúng ta dễ bị
xung đột về tâm lý, khi các yếu tố vô thức dùng vũ lực xông vào ý thức tạo
ra một cuộc khủng hoảng trong đời sống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.