Chúng ta sẽ đưa ra giả thuyết rằng các tiến bộ gần đây trong di truyền học
cuối cùng có thể mở ra con đường cho sự nghiên cứu có liên quan trực tiếp,
dùng các mô hình DNA-RNA làm một cơ sở để hoạt động. Tuy nhiên, các
cuộc nghiên cứu như thế có lẽ hoàn toàn xa vời trong tương lai.
Điểm thứ ba là, các quan niệm khác nhau với nguyên mẫu đưa ra những
lời giải thích khả thi như nhau về các hành vi có liên quan, những quan
niệm này khó bị bác bỏ. Nhiều khả năng lựa chọn có thể được đưa ra. Một
nhà phê bình (Glover 1950) cho rằng kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm
ban đầu, có thể được dẫn chứng một cách dễ dàng để giải thích các khía
cạnh của hành vi và nhân cách bị các nguyên mẫu khống chế trong học
thuyết của Jung. Tương tự như vậy, Munroe nói (1953):
Đối với tôi, các nguyên mẫu hình như chủ yếu là hiện thân của những
con người quan trọng và những sức mạnh có ý nghĩa được các trẻ thơ
trải nghiệm trong các nỗ lực ban đầu của nó nhằm tự liên kết mình với
thế giới, và cũng là hiện thân của tiến trình quan hệ.
Lĩnh vực phê bình thứ nhì (thí dụ, Munroe 1955) nhắm tới chính cội
nguồn trong hệ thống của Jung. Nó quyết định rằng học thuyết là một
phương pháp tiếp cận thuộc triết học và giản hóa luận, chủ yếu có liên quan
đến các khái niệm phổ quát và có ít hay không có cơ sở kinh nghiệm. Thí
dụ, người ta đã lưu ý rằng bất chấp kinh nghiệm chung của nhiều người,
các hiện tượng đối lập và các thành phần của nguyên mẫu, cái bóng không
thể được giao cho cương vị của các định luật triết học hay các khái niệm
phổ quát. Chúng được Jung tiếp nhận trên cơ sở tổng quát hóa theo lôgic
hay thuộc trí năng mà không được quan sát hay được thể hiện tính phổ quát
một cách trực tiếp. Nhưng Jung ít lo ngại về cơ sở kinh nghiệm yếu kém
hay sự tổng quát hóa rộng rãi của học thuyết mình.
Nếu học thuyết của Jung là sự giải quyết thuộc triết học và lôgic thì lôgic
cơ bản của nó đã mất hoàn toàn mà không phải phê bình. Khi thảo luận
lôgic trong Tâm lý học về vô thức của Jung, Murphy đã lưu ý rằng:
Phương pháp của nó – nói như thế không khác gì là cường điệu một
cách hữu ích – lập luận rằng vì A hơi giống B, và trong các trường