CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 247

Thiên chúa, cái bóng, và cá tính. Jung xem chúng là bằng chứng cho một
khả năng bẩm sinh để tạo ra biểu tượng mà con người được thừa hưởng từ
tổ tiên mình.

Jung mặc nhiên thừa nhận hai loại nhân cách cơ bản: người hướng nội và

người hướng ngoại. Người hướng nội trải qua phần lớn thời gian ở một
mình, cư xử như thể họ e thẹn, quan tâm đến những nghề nghiệp thuộc trí
năng cô độc, và khi phải chạm trán với những tác nhân gây stress, họ rút
vào vỏ bọc của bản thân. Người hướng ngoại có khuynh hướng ra ngoài,
quyết đoán, được định hướng thiên về các hoạt động xã hội, giải quyết
stress bằng cách tìm kiếm tình bạn và sự trợ giúp của nhóm. Ngoài các loại
thái độ này ra, Jung đã mặc nhiên công nhận bốn chức năng tâm lý: ý nghĩ
và tình cảm (các chức năng dựa trên lý trí), trực giác và cảm giác (các chức
năng không dựa trên lý trí). Người hướng nội và người hướng ngoại có thể
bị một hay nhiều chức năng này chi phối, điều đó dẫn đến sự phát triển một
hệ thống các loại hình được kết hợp gấp tám lần. Hệ thống các loại hình
thuộc người hướng nội/người hướng ngoại đã chứng tỏ là một trong những
đóng góp có ảnh hưởng nhất của Jung vào tâm lý học nhân cách.

Các ý niệm của Jung tương đối ít có ảnh hưởng, chủ yếu vì các ý niệm

đó thường mơ hồ và vì Jung đã không chia sẻ quan điểm thông thường của
thuyết quyết định khoa học. Do đó, các học thuyết của ông không sinh ra
một bộ phận trọng yếu của nghiên cứu theo kinh nghiệm.

Trong những năm sau này Jung đã tập trung vào các nhu cầu tinh thần

của loài người. Ông nhấn mạnh việc con người cần tìm ra các nguồn an ủi
tinh thần và những thăm dò của ông về chủ nghĩa thần bí, tư tưởng tôn giáo
Phương Đông đã khiến ông trở thành một nhân vật đáng kính trong các lĩnh
vực như văn học, nghệ thuật, và nhân loại học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.