cảm tình của những người khác, dựa vào họ. Chỉ bằng cách này anh ta
mới có thể cảm thấy an toàn với họ. Nếu trong gia đình, có nhiều phe
bất đồng ý kiến với nhau (thí dụ), anh ta sẽ nhập vào người hay nhóm
có quyền lực lớn nhất. Bằng cách tuân theo họ, anh có được một cảm
giác về sự lệ thuộc và sự ủng hộ làm cho anh cảm thấy ít yếu ớt hơn, ít
bị cô lập hơn.
Khi chống đối mọi người, anh ta chấp nhận và cho sự thù hận xung
quanh mình là điều dĩ nhiên, quyết định chống lại mọi người một cách
có ý thức hay vô thức. Anh hoàn toàn không tin vào tình cảm và ý
định của kẻ khác đối với chính mình. Anh chống đối bằng bất cứ cách
nào mở ra cho mình. Anh muốn là người mạnh hơn và đánh bại họ,
phần vì bảo vệ chính mình, phần vì trả thù.
Khi anh tránh xa mọi người (mà anh không muốn lệ thuộc, cũng
không muốn chống lại), anh cảm thấy không có nhiều điểm chung với
họ. Dù sao, họ cũng không hiểu anh. (Horney 1954, trang 42-43).
Ba khuynh hướng định hướng này thuộc nhân cách nhiễu tâm, đại khái
mô tả hệ thống các loại hình gồm những loại nhân cách lệ thuộc phục tùng,
hung hăng, tách biệt. Người nhiễu tâm phục tùng tìm thấy ở an ninh (tức sự
an toàn) chỉ trong sự cống hiến lệ thuộc, có vẻ vị tha, đối với người khác.
Vì thế, cá nhân đó nài xin sự chấp thuận, tình cảm yêu mến, và tình yêu hay
tình bạn mãnh liệt. Do đó, cá nhân cố gắng đạt được sự nổi trội thông qua
sự yếu kém. Khẩu hiệu của người nhiễu tâm phục tùng là tình yêu chinh
phục tất cả. Người nhiễu tâm hung hăng cảm thấy rằng thế giới là thù địch,
ngược đãi và phải được đối phó. Cá nhân đó được mô tả là khắt khe, bóc
lột, thù địch và thường tàn nhẫn. Người nhiễu tâm tách biệt chỉ an toàn
trong sự biệt lập với người khác và độc lập, tự túc, phi xã hội, thậm chí rút
lui. Người nhiễu tâm tách biệt là người cầu toàn tột bật, có tính cách thúc
ép, công việc của người này có thể thay thế hầu như tất cả các quan hệ chân
thật của con người. Anh ta (cô ta) là nhân viên kế toán trong một phòng
làm việc biệt lập, nghệ sĩ trong một nơi kín đáo không vào được, nhà khoa