ra, một người khác có thể chẳng sử dụng ý niệm trung thực – không trung
thực gì cả nhưng có thể xem chính trị gia này là tiến bộ trái với truyền
thống.
Hệ luận phổ biến: Một số kinh nghiệm được hai hay nhiều người hơn
chia sẻ. Phạm vi mà các kinh nghiệm đó có thể được chia sẻ, đó là sự phổ
biến. “Những kẻ diều hâu” tán thành tiến hành chiến tranh để chiến thắng,
“chim bồ câu” ủng hộ sự chấm dứt chiến tranh mau lẹ và êm thấm. Mọi
người trong mỗi nhóm có nhiều điểm tương đồng trong mục tiêu và nhận
thức của mình. Tương tự, người theo chủ nghĩa tự do chính trị chia sẻ các
giá trị nào đó theo truyền thống khác với những giá trị được chia sẻ giữa
những người bảo thủ chính trị.
Hệ luận tổ chức: Hệ luận này chính thức hóa mối quan hệ thứ tự giữa các
ý niệm mà chúng ta đã xem xét.
Hệ luận rời rạc: Dù trong hệ thống ý niệm có sự hiện hữu của tổ chức,
nhưng đôi lúc cũng có mâu thuẫn giữa các ý niệm. Ví dụ, cá nhân thường
có thể giải thích một người có những đặc điểm hận thù, mỉa mai, và thích
tranh cãi dưới hình thức các ý niệm vượt quá sự bình thường, “xấu.” Tuy
nhiên, chúng ta có thể thấy rằng người này yêu người mà họ đồng ý có
đúng các đặc điểm đó. Sự mâu thuẫn rõ ràng xảy ra vì người đang được nói
đến là người mẹ của cá nhân đó, và người mẹ là một ý niệm quan trọng
hơn, vì lý do đó là ý niệm chủ đạo.
Hệ luận lựa chọn: Kelly thừa nhận là chúng ta thường phải lựa chọn giữa
các mục đích đối lập thuộc các khía cạnh ý niệm của chúng ta. Một người
tốt hay xấu, một tình huống nguy hiểm hay an toàn, một chính trị gia trung
thực hay không trung thực, một bằng cấp đại học đáng ao ước hay không
đáng mong muốn? Nơi sự lựa chọn có thể xảy ra, chúng ta sẽ chọn thái cực
ý niệm vốn có thể làm gia tăng trình độ hiểu biết toàn diện của chúng ta
hơn về sự kiện, con người, hay tình huống. Trên cơ sở này, nếu sự lựa chọn
đúng được thực hiện, kết quả sẽ là một sự soạn thảo kỹ lưỡng hệ thống ý
niệm, hệ thống này sẽ cho phép chúng ta giải thích các sự kiện chính xác
hơn trong tương lai.