TÓM TẮT
Học thuyết của George A. Kelly về nhân cách được căn cứ trên niềm tin
của ông là con người chủ yếu thuộc nhận thức. Ông mô tả kinh nghiệm
riêng dưới dạng các ý niệm cá nhân giải thích hay phát triển các ý niệm về
chính chúng ta, thế giới, và các sự kiện tương lai như thế nào. Kelly tin
rằng chúng ta coi như chúng ta là những nhà khoa học; mỗi một người
tham dự vào việc giải quyết vấn đề; và những ý niệm cá nhân là một
phương tiện tổ chức các mối quan hệ liên ngôi vị. Cá nhân thay đổi ý niệm
khác nhau mà họ nghĩ ra. Ví dụ, hai anh em ruột có thể có các ý niệm của
“mẹ” hay “cha” hoàn toàn khác nhau, và mỗi người có thể có các ý niệm
cha mẹ khác vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời mình.
Kelly bác bỏ các khái niệm như xung năng, nhu cầu, và động cơ. Ông
dùng một định đề cơ bản để giải thích hành vi bằng khẳng định “các tiến
trình của một người được dẫn dắt về mặt tâm lý bằng nhiều cách trong đó
con người dự liệu các sự kiện”. Các “cách thức” mà con người dự liệu các
sự kiện là các ý niệm của mình; và định đề cho biết là các ý niệm này dẫn
dắt hay điều khiển tư tưởng, hành động của con người. Một số hệ luận quan
trọng bổ sung cho định đề cơ bản. Theo Kelly, tiến trình mà qua đó các ý
niệm ảnh hưởng đến hành vi là chu kỳ kiểm soát – giành quyền ưu tiên –
thận trọng (C-P-C).
Kelly nhấn mạnh vai trò của các ý niệm cá nhân như là nguyên nhân của
các phản ứng thuộc cảm xúc. Ông định nghĩa, lo lắng là sự nhận thức rằng
hệ thống các ý niệm của chúng ta không bao gồm một vấn đề đã nảy sinh.
Chúng ta cảm thấy lo âu khi chúng ta không biết cách xử lý tình huống. Đối
với Kelly, nhận thức có trước cảm xúc.
Kelly đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để giúp thân chủ theo liệu
pháp của ông khai thác và thay đổi các ý niệm cá nhân của mình. Ông
thường sử dụng cách phỏng vấn truyền thống, trong đó ông và thân chủ
trao đổi với nhau về những ý niệm, những vai trò cụ thể mà thân chủ thể
hiện trong các quan hệ xã hội. Liệu pháp của ông sử dụng mô tả tính cách