CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 559

Học thuyết nhận thức và học thuyết đặc điểm: khác nhau như
thế nào?

Quan điểm học tập xã hội cho rằng hoạt động con người bao hàm sự

tương tác giữa con người và tình huống. Trong quan điểm mở rộng của
Bandura, hoạt động của con người là sự tương tác giữa con người – môi
trường – hành vi. Giữa các phương pháp học tập xã hội “mới” và các học
thuyết đặc điểm “cũ” tồn tại sự khác biệt nào?

Thoạt nhìn, những khác biệt không lớn. Không có nhà lý thuyết đặc điểm

nào – Gordon Allport, Sigmund Freud, Carl Rogers, hay những người khác
– nhấn mạnh rằng, hành vi được quyết định hoàn toàn do các khuynh
hướng rộng rãi được thừa kế hay được học tập trong một thời gian dài. Ở
mức độ nào đó, tất cả đồng ý rằng hành vi được tình huống của cá nhân làm
trung gian. Bây giờ, các lập trường của Mischel, Bandura, và những người
khác không có cách gì phủ nhận những thay đổi ngôi vị liên quan với quyết
định hành vi, và trên thực tế, họ giao cho những thay đổi này một vai trò
chính yếu. Tuy nhiên, có sự nhấn mạnh khác biệt quan trọng. Lý thuyết đặc
điểm dựa nhiều vào các khuynh hướng quyết định rộng rãi, và cố gắng
trong việc tìm kiếm các dấu hiệu thuộc tình huống ảnh hưởng đến hành vi;
nhà học thuyết tình huống có khuynh hướng nhấn mạnh vai trò của tình
huống, và những thay đổi ngôi vị giữ một vai trò tương đối nhỏ. Hơn nữa,
học thuyết đặc điểm truyền thống quy vai trò nhân quả rõ rệt cho các đặc
điểm. Mischel nghĩ đến khái niệm đặc điểm chỉ như các danh hiệu gán cho
hành vi được quan sát. Tóm lại, những đặc điểm lẫn tình huống đều quan
trọng và tương tác để quyết định hành vi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.