mùi vị, lại nhìn không đẹp, không đáng giá để bán như bánh bao nâu,
không có lợi cho sức khỏe, ta quyết không làm bánh bao trắng”.
Cứ như vậy, riêng loại bánh bao màu nâu này được người ta đặt cho một
cái tên là “Bánh bao Boileau”.
Boileau cũng có tính cố chấp như cha mình và cũng có chút tự tin nên
anh rất tôn kính và tán thưởng theo cha. Do vậy, sau này khi nối nghiệp
cha, anh kiện định làm theo phong cách của cha mình. Cuối cùng Boileau
cũng đã có được cửa hàng bánh bao riêng của mình. Cửa hàng thực ra chỉ
là một gian hàng với diện tích rất hẹp, thiết bị thô sơ, rất không thuận mắt.
Bánh bao mà anh ta làm ra vẫn là loại bánh bao màu nâu được nướng trong
chiếc lò nướng cũ kỹ mà cha anh để lại.
Giống như những người đã khuyên cha anh trước đây, bây giờ cũng có
những người cảm thấy khó hiểu khi Boileau khăng khăng bảo thủ, không
chịu vận dụng những cái mới và khuyên cậu cải tiến kỹ thuật. Nhưng anh
vẫn giữ vững lập trường của mình: “Đổi mới và phát triển kỹ thuật là điều
ai cũng muốn, nhưng muốn làm bánh bao, nhất là những người thích ăn
bánh bao, thì không có bất kỳ thứ gì có thể thay thế được một đôi tay đã rèn
luyện qua một thời gian dài.” Anh cho rằng, bánh bao truyền thống cũng
giống như loại rượu lâu năm và pho mát, chi có cách làm thủ công tinh xảo
mới có thể làm ra những sản phẩm tuyệt vời.
Theo thời gian, quan điểm của Boilerau đã được thực tế chứng minh.
Vào đầu những năm của thế kỷ XX, bình quân mỗi ngày mỗi người dân
Pháp tiêu thụ một lượng bánh bao là 800 gam, nhưng xu thế ngày càng
giảm dần. Khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, lượng bánh bao tiêu
thụ bình quân giảm xuống 400 gam. Trước tình hình này, rất nhiều cửa
hàng sản xuất bánh bao do thấy lợi nhuận ngày một giảm nên đã chuyển
sang con đường kinh doanh khác, chỉ riêng bánh bao “thiên nhiên” của
Boileau thì mỗi năm số lượng bán ra tăng lên 30%, hơn nữa con số đó phát
triển trong một thời gian dài.