Chế biến trà
Một buổi thưởng trà
Gọi là "nghệ thuật", bởi lẽ việc uống trà của người Nhật thực sự mang
tính nghệ thuật rất cao, đồng thời cũng mang phong cách sống của người
dân đất nước hoa anh đào. Trà đạo theo tiếng Nhật gọi là Chanoyu. Trà đạo
bao gồm 2 đặc điểm chính là cách thức pha trà và thưởng thức trà.
Quán trà ven đường
Không rõ người Nhật bắt đầu uống trà từ bao giờ nhưng lịch sử Trà
đạo đã có hơn 500 năm ở Nhật Bản. Bắt nguồn từ thế kỉ 12, nhà sư Eisai
sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một
số hạt trà về trồng và phổ biến tác dụng của trà cùng với cách thức uống trà.
Thời kì sau đó, trà được sử dụng phổ biến trong giới quý tộc. Đến thế kỉ 14,
một nhà sư tên là Murata Juko đưa văn hóa uống trà thành nghệ thuật. Với
tư cách là một nhà sư, ông rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Ông tìm thấy
vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà hòa cùng với tinh thần Thiền - Zen
trong Phật Giáo. Từ đó Trà đạo ra đời. Đến thế kỷ 16, Senno Rikyu đưa ra
bước ngoặt quan trọng, đó là tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới Võ
sĩ - Samurai.
Tranh mô tả nghi thức trà đạo thời xưa
Cho đến ngày nay, Chanoyu phổ biến trong mọi tầng lớp người dân
Nhật Bản và được biết như là một đạo tu dưỡng của đất nước Nhật. Trong
đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục
trong giao tiếp đối đãi nhau. Người Nhật có thói quen uống trà khá nhiều và
chia vào nhiều buổi trong một ngày. Họ thường dùng một chén trà vào mỗi
buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, một chén trà trước khi bắt tay vào
công việc, vài chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là một chén trà sau mỗi
bữa ăn. Đối với những người Nhật Bản hiện đại, có rất nhiều thanh niên