Nếu câu hỏi của bạn khiến đối phương nghĩ rằng “Câu hỏi hay
quá!”, thì bạn đã đạt được mục đích rồi đấy.
Cuối cùng ở phần trao đổi danh thiếp, dù cho có cả hàng dài đang
chờ đi chăng nữa, thì với ấn tượng bạn tạo cho đối phương, chắc chắn
họ sẽ chỉ nhớ đến mình bạn mà thôi.
Người cha quen biết rộng thường nói với cấp dưới rằng “Thà bị cho
là kỳ quặc còn hơn không được nhớ đến”.
Có một câu nói trong tương ứng trường hợp này: “một lần một
người”. Thông thường, trong một lần gặp, người chúng ta thật sự nhớ
đến chỉ có một. Ví dụ, nếu ai đó hỏi chúng ta tên của đội đoạt huy
chương vàng World cup hay Olympic, chúng ta chắc chắn có thể nhớ
ra được. Số người nhớ được đội đoạt huy chương bạc hay đồng chắc
chắn không nhiều, dù họ cũng là những đội xuất sắc.
Người cha quen biết rộng cho rằng, nếu đứa trẻ ngoan không để lại
chút ấn tượng nào cho đối phương, thì hãy giao tiếp thế nào để họ nhớ
đến dù cả khi bị cho là kỳ quặc.
Ngoài ra, với Người cha quen biết rộng thì “Xếp hàng trong lúc
chờ trao đổi danh thiếp cũng phải có tính toán”. Khi trao đổi danh
thiếp, diễn giả dù cho muốn nhớ từng người cũng khó lòng làm được
vì khả năng con người có hạn. Sự kiện kết thúc, khi xem lại các tấm
danh thiếp ấy, không có gì lạ nếu họ không nhớ được khuôn mặt ai với
ai cả. Trường hợp có nhiều thời gian trao đổi danh thiếp, xếp cuối
hàng sẽ có thể giúp bạn có thời gian nói chuyện và đối phương cũng sẽ
nhớ người cuối cùng này hơn. Nhưng nếu không có thời gian, tốt nhất
là chọn vị trí đầu tiên và luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.
Sau cùng bạn đừng quên đáp lễ trong bước cuối cùng này. Đây là
bước giống như ôn tập lại khi chúng ta học thi vậy, không ôn lại thì
chắc chắn sẽ quên. Người cha không quen biết rộng sẽ thấy thỏa mãn