Khi còn là sinh viên năm tư, tôi vẫn hoàn toàn không quan tâm
đến phim Nhật, tuy nhiên từ sau khi cùng bạn xem video “Ring” ở
phòng nghiên cứu, tôi đã thật sự bất ngờ vì ở Nhật cũng có người làm
được một tác phẩm hay như thế. Và thật sự lúc đó tôi không nghĩ
mình có thể gặp được những người làm chế tác bộ phim đó.
Đến lúc này, giống như câu chuyện “Warasibe Chosha”, bạn có
cho rằng trong việc tạo mối quan hệ với người khác, nếu bạn “Cho đi
không mong được đền đáp, sẽ nhận lại quả ngọt” không?
Tuy nhiên, với những người tính toán khi cho đi thì không cần phải
đề cập. Giống như tôi đã viết ở chương “Học theo Người cha quen biết
rộng”, thì khi cho đi đầy tính toán, kết quả sẽ nhận được chẳng bao
nhiêu, mà còn khiến việc cho đi ấy như “trao đổi quan hệ” vậy.
Có câu nói rằng “Chúng ta sẽ kiếm được tiền vào lúc nào đó”, giờ
đây có thể đổi sang thành “Chúng ta sẽ có thêm được các mối quan hệ
lúc nào đó”. Điều quan trọng là hãy cho đi một cách vô vụ lợi, nghĩa
là khi làm điều gì cho người khác, đừng tính toán xem họ sẽ phải trả
lại ta như thế nào.
Đừng để “lợi ích trước mắt” làm bạn mờ mắt
Dù vậy, sẽ có người cho rằng, chẳng biết khi nào mới nhận được
quả ngọt, nếu thế thì thà tìm kiếm lợi ích trước mắt chẳng phải nhanh
thành công hơn sao. Trường hợp tổ chức sự kiện quy tụ người tài năng
cũng vậy, khi đã tạo được quan hệ với những người liên quan trong
công việc, sau đó nhờ họ giúp chẳng phải công việc sẽ nhanh chóng
tiến triển sao.
Giống như chuyện ăn kiêng, nếu bạn vì không cưỡng lại được mà
ăn đồ ngọt, thì bạn đã “chọn lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu
dài”, trong Kinh tế học hành vi, nó gọi là “Ưu tiên cho hiện tại”.