CÁCH TƯ DUY KHÁC VỀ THÀNH CÔNG - Trang 110

thẳng, đồng thời khiến những sai lầm của bạn nhanh chóng rơi vào quên
lãng.

Khi mắc phải sai lầm trong cuộc hành trình tìm kiếm thành công, hãy giữ

thái độ vui tươi và lạc quan. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời theo cách mà vị
huấn luyện viên hockey chuyên nghiệp Harry Neale đã từng làm trong
quãng thời gian khó khăn của mình. Ông chua chát nói: “Trong suốt mùa
giải vừa qua, chúng tôi đã không thắng nổi một trận nào cả trên sân nhà lẫn
sân khách. Sự thất bại mà tôi đã tạo ra với tư cách là một huấn luyện viên
khiến tôi không còn có thể nghĩ tới bất kỳ một sân chơi nào khác.”

5. Đừng hỏi “tại ai” mà hãy hỏi “vì sao”
Khi thất bại, theo bản năng tự nhiên, chúng ta thường cố gắng đổ lỗi cho

ai đó. Điều này gợi lại câu chuyện của Adam và Eva ở vườn địa đàng. Khi
thượng đế hỏi Adam về những gì chàng đã gây ra, Adam đổ lỗi cho Eva.
Tới lượt Eva bị hỏi, nàng lại đổ lỗi cho con rắn. Tương tự, khi một cầu thủ
chuyền bóng sai, anh ta sẽ đổ lỗi tại đồng đội chạy sai hướng. Khi hỏi một
nhân viên của bạn tại sao không hoàn thành mục tiêu đúng hạn, anh ta sẽ
đổ lỗi cho người khác hoặc viện ra một số khó khăn trong quá trình làm
việc. Và trong các vụ kiện cáo, các bên thường đổ lỗi cho nhau về vấn đề
của họ.

Lần tới nếu bạn thất bại, đừng hỏi ai là người có lỗi mà hãy hỏi tại sao lại

thất bại. Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan để có thể
làm tốt hơn trong những lần tiếp theo. Chuyên gia tư vấn Bobb Biehl đã
đưa ra một số câu hỏi giúp bạn phân tích sự thất bại:

Tôi đã rút ra được bài học gì?
Tôi có cảm thấy thoải mái với bài học kinh nghiệm này không?
Làm thế nào để biến thất bại thành thành công?

Từ thất bại này, tôi sẽ đi được tới những đâu?
Trước đây đã có những ai thất bại giống như vậy chưa và họ có thể

giúp được gì cho tôi?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.