Mỗi lần từ bỏ khả năng tăng thu nhập vì một cơ hội phát triển tiềm năng
trong tương lai là một lần bạn tạo ra một dấu mốc trên con đường đi tới
thành công. Tiền bạc thường mang lại những lựa chọn nhưng không làm
tăng thêm những giá trị cần thiết cho cuộc sống. Khi đưa ra một quyết định
nào đó, hãy căn cứ vào tiềm năng phát triển của nó chứ không phải những
đồng đô-la.
Thu hẹp trọng tâm tốt hơn là phân tán sự chú ý
Khi còn trẻ và bắt đầu đối mặt với cuộc sống, bạn luôn mong muốn được
thử thách với nhiều điều khác nhau. Đó là cách để bạn nâng cao sức mạnh
và khám phá ước mơ của mình. Mặt khác, những người có quan điểm “tôi
không thích làm việc đó” sẽ không bao giờ tiến xa trong cuộc sống. Việc
hướng sự chú ý vào những việc bạn có thể làm là một đặc ân bạn có được
chứ không phải là quyền của bạn. Nhưng nếu phải đi rất xa trong cuộc hành
trình tìm kiếm thành công thì bạn nên thu hẹp trọng tâm của mình. Đó là
một dấu mốc chính mà bạn sẽ phải vượt qua trong nửa sau cuộc đời.
Ý nghĩa cao hơn sự an toàn
Hầu hết mọi người đều thích cảm giác an toàn. Đó là một mong muốn tự
nhiên mà nhà tâm lý học Abraham Maslow nhìn nhận như là một yếu tố
quan trọng trong hệ thống các nhu cầu của loài người. Nhưng để tiến tới
một thang bậc cao hơn và khai thác được tiềm năng của mình, bạn phải
luôn sẵn sàng bỏ qua các dấu mốc khác và đánh đổi sự an toàn để có được
ý nghĩa. Không khó để kiếm được những đồng đô-la nhưng sẽ vô cùng khó
khăn để tạo ra sự khác biệt. Khả năng tạo ra sự khác biệt cho chính bản
thân và cho cuộc sống của những người khác chính là bản chất của ý nghĩa.
Trong cuốn sách Halftime (Nửa thời gian), Bob Buford đã chia cuộc
sống của chúng ta làm hai nửa và điểm giữa nằm ở độ tuổi từ 30 đến 50.
Ông nói: “Nửa đầu cuộc đời là thời gian để chúng ta khai thác và thu
hoạch, học tập và làm việc,... còn nửa sau thì mạo hiểm hơn bởi đó là lúc
bạn phải đối mặt với cuộc sống xa xôi trước mắt. Nếu bạn không chịu trách
nhiệm cho việc duy trì và sắp xếp cuộc sống ở nửa sau của cuộc đời thì bạn
sẽ đứng vào hàng ngũ những người đang chuẩn bị về hưu.” Theo Buford,