Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng Hồ Quý Ly đã sử dụng chữ
Nôm để viết sắc, chiếu... là các hình thức văn bản chính thức của Nhà
nước. Cụ thể như:
- Hồ Hữu Tường (trong Lịch sử văn chương Việt Nam, Nxb. Lê
Lợi, Paris, 1949, trang 18) viết: “Hồ Quý Ly là ông tổ xướng ra chủ
trương người Việt Nam dừng tiếng Việt Nam trong mọi ngành hoạt
động của mình. Hồ Quý Ly lúc được Nghệ Tông ban cho gưom và cờ
thì làm thơ Nôm tạ ơn; lúc ở ngôi thì dùng chữ Nôm mà làm sắc, chiếu
ban biểu ra trong dân, dịch kinh sách của Tàu để dạy học”.
- Thanh Lãng (trong Văn học sử Việt Nam: Văn chương chữ Nôm,
Phong trào Văn hóạ xuất bản, Hà Nội, 1953, trang 26) viết: “Ông (tức
Quý Ly) là người đầu tiên đem dùng văn quốc âm làm sắc, chiếu ban
cho quốc dân”.
- Minh Tranh (trong Sơ thảo lược sử Việt Nam, Tập II, Ban nghiên
cứu Văn Sử Địa xuất bản, Hà Nội, 1955, trang 59 - 60) viết: “Cho đến
cà sắc, chiếu triều đình gửi đi các lộ, Hồ Quý Ly cũng ra lệnh phải
dùng chữ Nôm” (trang 59); “Việc dùng chữ Nôm trong các vãn kiện
chính thức cũng như sự phát triển của phong trào chữ Nôm cũng xác
nhận sự trưởng thành của ý thức dân tộc Việt Nam trong thế kỷ thứ
XV” (trang 60).
- Quốc Ấn (trong Hồ Quý Ly, Sài Gòn, 1974, trang 185) viết: “Năm
Canh Thìn (1400) khi đã thoán ngôi nhà Trần, Quý Ly viết thủ chiếu
bằng chữ Nôm để phủ ủy nhân dân”.
Đây là sự kiện quan trọng trong quá trinh phát triển chế độ công vụ
và văn học sử nước ta, song đến nay chúng tôi vẫn chưa xác minh
được nguồn gốc các sử liệu ấy. Trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
và Việt sử thông giám cương mục là hai bộ cổ sử căn bản của nước ta
đêu không thây ghi chi tiết như nói trên.