Theo các bộ sử cũ (Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám
cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí), trước thời nhà Hồ, chỉ
đinh nam mới phải nộp thuế đinh (dung); nhưng đến chế độ thuế đinh
của nhà Hồ thì người nào có ruộng cũng phải nộp sắc thuế này; còn trẻ
mồ côi và đàn bà góa dù có ruộng cũng được miễn. Như vậy phải
chăng dưới thời nhà Hồ, trẻ em còn cha mẹ, đàn bà không góa chồng
cũng phải nộp thuế đinh (chứ không phải chỉ “đinh nam” như các triều
trước)? Và như vậy, phải chăng trong chính sách cải cách thuế của Hồ
Quý Ly, diện người nộp thuế đinh đã mở rộng thêm, bao gồm cả trẻ
em và phụ nữ, nhưng có sự chiếu cố đối với một số người thuộc diện
chính sách như: người nghèo (không có ruộng), cô nhi, quả phụ?