và cuối cùng bị hành quyết. Sau đó Ngô Pháp Hiến báo cáo về cái
chết của Đinh Sĩ Quý như sau: “Đinh Sĩ Quý chống đối Mao chủ
tịch, chỉ trích Bộ Chính Trị. Đối với hắn, cái chết là quá nhân
đạo. Hắn là một tên phản động.”
Khi giết chết Đinh Sĩ Quý, Ngô Pháp Hiến đã ra công bảo vệ
phe Lâm Bưu. Tuy nhiên họ Ngô cũng biết không thể nào che
giấu âm mưu phản loạn của Lâm Lập Quả mãi được. Nếu Mao
biết được thì Ngô Pháp Hiến chắc chắn không thể biện minh
rằng mình không biết gì về những việc tày trời như thế xảy ra
bên trong không quân. Mặt khác, nếu âm mưu này do chính
Lâm Bưu chủ trương thì họ Ngô cũng không dám chống lại. Ngô
Pháp Hiến cảm thấy lâm vào một thế kẹt rất nguy hiểm.
Trong lúc Ngô Pháp Hiến lo lắng tìm cách thoát khỏi cảnh
tiến thoái lưỡng nan này thì phe Mao cũng có những phản ứng
phòng vệ. Mao đã thay đổi nhiều chức vụ quân sự quan trọng tại
quân khu Bắc Kinh. Quân khu Bắc Kinh là một quân khu trọng
yếu nhất Trung Hoa, do các đơn vị thiện chiến nhất trấn đóng
bảo vệ. Đó là những quân đoàn lừng danh 38, 39 và 40. Trước
kia ba quân đoàn này được mệnh danh là ba con hỗ dữ của Lâm
Bưu. Quân khu Bắc Kinh trước kia nằm trong tay Lâm Bưu,
nhưng đến nay thì Mao đã thay thế các cấp chỉ huy cao cấp bằng
người của mình.
Sau hội nghị đảng tại Lư Sơn năm 1970, Mao Trạch Đông
phát động chiến dịch “chỉnh đốn” chống Trần Bá Đạt. Trần Bá
Đạt bị đả kích là tên lừa đảo chính trị và bị kết tội là kẻ ủng hộ
nhóm cực tả 16 Tháng 5. Tháng 12-1970, Mao họp hội nghị mở
rộng của Bộ Chính Trị nhằm mục đích mở rộng chiến dịch phê
phán những người thuộc phe Lâm Bưu. Mao cũng đề cử một số
người của mình nắm giữ những chức vị còn để trống trong
Quân Ủy; những người mới bổ nhiệm có nhiệm vụ làm suy yếu
ảnh hưởng của Lâm Bưu, phó chủ tịch Quân Ủy, và Diệp Quần,
người đang phụ trách hệ thống hành chánh của Quân Uỷ.