CÃI GÌ CŨNG THẮNG - Trang 26

Chủ nghĩa tiên nghiệm

Thông thường chúng ta dùng dữ kiện để kiểm tra nguyên tắc. Khi thấy
được dữ kiện, chúng ta có thể giữ hay chỉnh sửa những nguyên tắc của
mình. Bắt đầu với những nguyên tắc trước tiên (một sự tiên nghiệm – a
priori)
và sử dụng chúng làm cơ sở để từ chối hay chấp thuận dữ kiện là
cách xử lý sai lệch. Hành động này khiến chúng ta phạm phải ngụy biện
chủ nghĩa tiên nghiệm.

Chúng tôi không cần nhìn qua cái kính viễn vọng của ông, Galileo ạ.
Chúng tôi biết rằng không thể có hơn bảy thiên thể được.

(Đây là một cách nhìn rất thiển cận.)

Mối quan hệ giữa dữ kiện và nguyên tắc rất phức tạp. Chúng ta cần một
loại nguyên tắc nào đó, nếu không sẽ không có thứ gì là dữ kiện ngay từ
ban đầu cả. Ngụy biện này cấu thành từ việc căn cứ quá nhiều vào các quy
tắc và không cho phép chỉnh sửa chúng dựa trên những gì chúng ta quan sát
được. Nó tạo thành một suy đoán không có cơ sở trong việc ủng hộ một lý
thuyết không được minh chứng bằng các chứng cứ và do đó bác bỏ những
chứng cứ liên quan đến tình huống thực.

Mọi bác sĩ đều hành động vì bản thân. Nếu anh thực sự dành toàn bộ thời
gian đó không công thì tôi chỉ có thể nói là chắc chắn phải có một khoản
thù lao nào đó mà chúng tôi chưa biết.

(Bên cạnh cái ngụy biện được che giấu kém hơn mà chúng tôi biết.)

Lối suy luận tiên nghiệm được những người mà niềm tin của họ rất ít tính
thực tế sử dụng rộng rãi. Ngụy biện này là một cây chổi quét tất cả những
dữ kiện bừa bộn xuống dưới tấm thảm định kiến. Đây là một vật dụng gia
đình thiết yếu dành cho những người quyết tâm giữ căn phòng tâm trí của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.