CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 185

Nguyễn Huỳnh Đức). Hội Phật học thì có ngôi chùa tọa lạc nơi góc đường
Hòa Bình – Nguyễn Thái Học nguy nga tráng lệ.

Thiên chúa Giáo có ngôi nhà thờ Chánh Tòa, ở đường Nguyễn Công

Trứ, và trong tương lai, ngay đầu đường Nguyễn An Ninh chỗ giáp nối với
đại lộ Hòa Bình, nhà chung sẽ xây cất với phương tiện riêng một đại giáo
đường. Con đường chạy bọc hai bên Giáo đường, trước Giáo đường sẽ có
một công viên, lối kiến trúc rập theo Vương cung Thánh đường Sài Gòn.
Rồi đi quá đại giáo đường là nơi sẽ xây cất trường La San và đang xây cất
trú quán nữ sinh.

Tin Lành thì có ngôi nhà thờ ở góc đường Phan Thanh Giản. Quân đội

cũng có 2 ngôi nhà thờ, một ở đường Hòa Bình, một ở Phan Thanh Giản.
Những ngày chủ nhật và ngày lễ đạo, dập dìu tín đồ trang nghiêm dự lễ.
Không khí đạo đức tràn lan, cảnh tượng dịu hòa êm ả, lâng lâng cao đẹp
tâm hồn.

Đạo Ba Hai cũng có một trụ sở tại đây.

Phật giáo Hòa Hảo cũng đã lần lần xây dựng những ngôi chùa mới ở

nhiều nơi trong tỉnh. Cao Đài cũng có Thánh Thất và Cao Thượng Bửu Tòa
tôn quí.

Giáo phái Du Tăng Khất Sĩ thành lập hai Tịnh xá Ngọc Minh và Ngọc

Liên, cũng như đã có ở các nơi khác.

Xem như thế, ta nhận thấy tín ngưỡng tôn giáo ở Phong Dinh cũng

phát triển chẳng kém nơi nào của miền Nam đầy sắc thái đạo nghĩa. Xu
hướng tín ngưỡng nào cũng thể hiện tùy duyên, tự do sinh hoạt.

Trên khoảng đường Nguyễn Thái Học, phía bên số chẵn có chùa Bửu

An, tục gọi chùa Cô Hồn, xưa nay vẫn có tiếng, về phía bên số lẻ thì có
chùa Bảo An dành riêng cho các ni cô, sư nữ, riêng về 6 quận trong tỉnh đều
có nhiều đình chùa và chi nhánh các tôn giáo rải rác khắp làng mạc xa xôi
đều có người tới lui lễ bái tín ngưỡng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.