Rời Tiên Động, Quang Bích cùng vài người tùy tùng theo đường mòn,
xuyên rừng ngược lên phía Bắc. Đường xa trăm dặm, vượt thác băng
ghềnh, ông nhủ mình gắng sức bằng mấy vần thơ:
-Truyện được- cập nhật nhanh nhất tại iread-.vn-
Gập ghềnh nào sợ bước gian nan
Cứu nước, thân già dạ sắt son
Trung hiếu trên đầu trời chiếu thấu
Giang sơn che chở được bình an.
Ngày đi, đêm vào nhà dân thiểu số nghỉ trọ. Cuối thu, mưa rừng chớm
lạnh, chủ nhà đốt củi giữa sàn, lấy hơi ấm cho khách sưởi. Quang Bích ngồi
bên hai người tùy tùng trẻ tuổi. Mấy hôm đi xa, chân mỏi người mệt, lại
thiếu áo không chăn, khó ngủ, người tùy tùng ngáp dài buồn nản. Để đưa
họ vào giấc ngủ, ông kể lại một chuyện cũ:
- Cuối năm Mậu Ngọ, cách đây hai mươi sáu năm, giặc Tây đánh
chiếm bán đảo Sơn Trà. Cụ Nguyễn Tri Phương đốc suất tướng sĩ chống
giặc. Ở vùng Nam Định có cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, năm mươi tư
tuổi, trạc tuổi ta bây giờ, đứng lên chiêu tập 365 nghĩa dũng, trong số có
năm vị Cử nhân, tám vị Tú tài, cùng hàng chục học trò, tình nguyện vào
Sơn Trà cùng quân triều đình chống giặc. Cụ Nghị nhiều tuổi nhưng vẫn
cùng đoàn nghĩa dũng, đi hơn hai chục ngày mới vào tới kinh đô. Tới Huế
thì giặc rút khỏi Sơn Trà, vào đánh thành Gia Định. Vua Tự Đức cho là ta
đang thương thuyết với Pháp, không nên để đoàn nghĩa dũng đi tiếp. Vua
ban khen rồi cho trở về quê.
Câu chuyện xúc động khiến hai người trẻ tuổi ngẫm nghĩ sâu xa, thở
dài mấy lần rồi ngủ thiếp lúc nào. Quang Bích đắp chiếu cho họ. Ông gạt