- Có một tên bán mắm đến gặp anh. Người ở Tam Lộng khai như thế.
- Có một người bán mắm cho dân ấp. Tôi không mua.
Tên thẩm vấn nổi cáu trước sự đối đáp rành mạch của Đoan. Hắn bảo
bọn ác thủ tra tấn. Nước điếu ngâm ớt, rót vào miệng và hai lỗ mũi, cay sộc
lên óc, khiến Đoan sặc sụa, nôn oẹ, gần tắc thở... Đoan tự nhủ: "Gắng chịu
khổ. Chúng hành hạ chán tay phải thôi".
--Truyện -được dịch trực tiếp tại iREA-D
Đoan bị giam riêng một ngăn. Công Riệu vẫn có cách bắt liên lạc.
Riệu còn lập mưu nhờ Đề Kiều giải thoát cho Đoan. Người phu quét nhà
giam tốt bụng giúp Riệu. Chỉ ít ngày sau đó, Đề Kiều có một tờ chứng
thực: "Khi nổ tạc đạn ở Thái Bình thì Đoan có mặt ở Tam Lộng". Thế là
nhà cầm quyền không có cớ để giam giữ Đoan. Sau đó, họ phải tha nốt mấy
anh em nhà Riệu.
Nửa năm sau đó, Pháp mở phiên tòa xử vụ nổ tạc đạn. Các báo ở Hà
Nội đăng tin: - Có 254 người bị bắt giam. Tòa đề hình kết án bảy người tử
hình, trong đó có Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần. Bốn mươi người bị
tù khổ sai chung thân hoặc tù có hạn. Mười ba người khác bị kết án vắng
mặt, trong số có sáu người bị tử hình, gồm Phan Bội Châu, Cường Để,
Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trọng Thường...
Vụ án làm xôn xao dư luận. Dân chúng ca ngợi những người bị tử
hình. Rằng: - Phạm Văn Tráng, hai mươi tuổi, quê ở Bát Tràng, biết mình
hi sinh về việc nghĩa nên một lòng một dạ hành động. Xong việc không cần
trốn chạy, thản nhiên đi đường cho đến khi bị bắt. Không đợi tra khảo, nói
thẳng vào mặt địch: "Người ném tạc đạn giết Duy Hàn là tôi! Nếu chưa bị
bắt thì tôi còn giết mấy tên nữa".
Rằng: - Nguyễn Khắc Cần quê ở Xuân Dục (Bắc Ninh), làm nghề dạy
học, thích đọc chuyện hiệp sĩ Kinh Kha, vào Hội kín, nhận việc nghĩa,