của Intifada II, trong đó bao gồm sự gia tăng các cuộc tấn công
khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan vào thường dân Israel,
khiến đa số dư luận công chúng và nhiều lãnh đạo chính trị Israel
mất niềm tin vào chính quyền Palestine như một đối tác hòa
bình.
Hoạt động khủng bố của Hamas vẫn gia tăng không ngừng cho
đến ngày nay đặc biệt ở dải Gaza.
2001: Hội nghị Thượng đỉnh Taba
Hội nghị Thượng đỉnh Taba là cuộc hội đàm giữa Israel và Palestine,
tổ chức từ 21 đến ngày 27 tháng Một năm 2001 tại Taba, thuộc Sinai.
Đây là cuộc hội đàm hòa bình nhằm cải thiện các đàm phán về “tình
trạng cuối cùng” để chấm dứt xung đột Israel-Palestine. Theo lời
tuyên bố của các nhà đàm phán vào cuối các cuộc hội đàm, họ đã
gần đạt đến một giải pháp cuối cùng hơn trong bất kỳ cuộc đàm
phán hòa bình trước đó. Tuy nhiên các cuộc hội đàm đã ngưng vào
ngày 27 tháng Một do cuộc bầu cử sắp tới của Israel.
Tại Israel, sau sự sụp đổ của chính phủ Barak, ngày 06 tháng Hai
năm 2001, Ariel Sharon được bầu làm Thủ tướng chính phủ Israel.
Sharon mời Đảng Lao động Israel tham gia chính phủ để tăng cường
hỗ trợ cho kế hoạch rút quân khỏi dải Gaza. Do tình hình chính trị
trong nước chưa ổn định, Sharon đã từ chối tiếp tục đàm phán với
chính quyền Palestine tại Hội nghị Thượng đỉnh Taba, hoặc trong
bất kỳ khía cạnh của Hiệp định Oslo.
2002: Hội nghị Thượng đỉnh Beirut 2002
Hội nghị thượng đỉnh Beirut của các nhà lãnh đạo chính phủ Ả Rập
diễn ra tháng Ba năm 2002 dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Ả Rập. Hội
nghị thượng đỉnh kết thúc với một kế hoạch nhằm chấm dứt xung
đột Israel-Palestine. Một phần của kế hoạch này là tất cả các quốc