ai tham gia hoạt động khủng bố cũng như triệt tiêu các khả năng và
cơ sở hạ tầng của khủng bố.” Về phía Israel: Israel được yêu cầu
dỡ bỏ các khu định cư thành lập sau tháng Ba năm 2001, ngừng tất
cả hoạt động định cư, di chuyển quân đội khỏi các khu vực của người
Palestine bị chiếm đóng sau ngày 28 tháng Chín năm 2000, chấm
dứt lệnh giới nghiêm và giảm bớt các hạn chế di chuyển của người và
hàng hóa.
Theo kế hoạch hòa bình, chính quyền Palestine đã kiềm chế
hoạt động của phiến binh, và bắt tay vào một chiến dịch pháp luật
và trật tự do Mỹ hậu thuẫn ở Bờ Tây. Nhưng tại dải Gaza, Hamas bác
bỏ lời kêu gọi công nhận Israel và từ bỏ bạo lực.
Mặc dù lộ trình chưa được chính thức bị bỏ rơi, tiến trình hòa
bình đã tạm thời bị treo lại.
2003: Hội nghị Thượng đỉnh Aqaba
Theo sau tình hình kinh tế và an ninh nghiêm trọng ở Israel, Đảng
Likud do Ariel Sharon đã chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử của
Israel vào tháng Một năm 2003. Cuộc bầu cử đã dẫn tới một thỏa
thuận ngừng bắn tạm thời giữa Israel và Palestine, và Hội nghị
Thượng đỉnh Aqaba trong tháng Năm năm 2003. Trong Hội nghị,
Sharon đã thông qua Lộ trình Hòa bình được Hoa Kỳ, Liên minh châu
Âu và Nga đưa ra, mở ra một cuộc đối thoại với Mahmoud Abbas, và
công bố cam kết của mình để thành lập một nhà nước Palestine
trong tương lai. Sau cam kết về Lộ trình, “Bộ Tứ về Trung Đông”
được thành lập, bao gồm đại diện từ Hoa Kỳ, Nga, EU và Liên Hợp
Quốc là cơ quan trung gian của cuộc xung đột Israel-Palestine.
Nhiệm kỳ Thủ tướng Palestine của Abbas được đặc trưng bởi
nhiều cuộc xung đột giữa ông và Arafat trong việc phân chia quyền
lực giữa hai người. Hoa Kỳ và Israel cáo buộc Arafat không ngừng phá
hoại Abbas và chính phủ của ông. Bạo lực tiếp diễn và âm mưu ám sát