trực tiếp. Mục đích của các cuộc đàm phán là tạo ra khuôn khổ cho
một thỏa thuận cuối cùng trong vòng một năm, mặc dù kỳ vọng
chung của thành công là rất thấp. Các cuộc đàm phán nhắm mục
tiêu là đưa cuộc xung đột Israel-Palestine vào hồi kết thúc chính
thức bằng cách hình thành một giải pháp hai nhà nước cho cả hai dân
tộc Do Thái và Palestine, thúc đẩy ý tưởng về hòa bình vĩnh cửu và
chính thức chấm dứt mọi khiếu nại về đất đai, cũng như chấp
nhận bác bỏ bất cứ sự trừng phạt mạnh mẽ nếu bạo lực tái xuất
hiện. Tuy nhiên hai nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas tại Gaza và
Hezbollah tại Lebanon vẫn tiếp tục đe dọa dùng bạo lực, đặc biệt là
nếu Israel hoặc Palestine có biểu hiện thỏa hiệp để đạt tới thỏa thuận.
Hamas luôn khăng khăng lên án các khái niệm về các cuộc đàm phán
trực tiếp với Israel và không công nhận quyền tồn tại của Israel.
Kết quả là, chính phủ Israel công khai tuyên bố rằng hòa bình
không thể tồn tại ngay cả khi cả hai bên đã ký thỏa thuận, do lập
trường quá cực đoan của Hamas và Hezbollah. Do đó, Hoa Kỳ buộc
phải tái tập trung vào việc loại bỏ các mối đe dọa gây ra bởi lập
trường của Hamas và Hezbollah như một phần của tiến trình hội
đàm trực tiếp. Israel về phần mình, hoài nghi rằng một thỏa
thuận cuối cùng sẽ đạt được và tình hình sẽ thay đổi, vì Hamas và
Hezbollah vẫn sẽ nhận được hỗ trợ để châm lửa cho những bạo lực
mới. Ngoài ra, chính phủ Israel bác bỏ bất kỳ thỏa thuận có thể với
Palestine chừng nào Palestine vẫn từ chối công nhận Israel là một
nhà nước Do Thái.
Điều này phù hợp với nguyên tắc của giải pháp hai nhà nước,
lần đầu tiên được đề xuất vào những năm 1980. Khuynh hướng
chính trong nội bộ PLO cho thấy họ chấp nhận nghiêm túc khái
niệm về thỏa hiệp lãnh thổ và ngoại giao và cho thấy sự quan tâm
nghiêm túc của họ về vấn đề này. Trong các cuộc hội đàm năm
2010, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng Palestine và
Israel đã đồng ý trên nguyên tắc việc hoán đổi đất, nhưng Israel