đã thay đổi. Các cuộc đàm phán với một vài chính phủ Israel tại những
thời gian khác nhau đã dẫn đến tình trạng là chính quyền Palestine
tiếp tục giành quyền kiểm soát ở một số khu vực này, nhưng lại bị
mất kiểm soát trong một số khu vực khác khi Lực lượng Phòng vệ
Israel (IDF) tái chiếm một số vị trí chiến lược trong Intifada thứ
hai.
Cho đến ngày nay, dải Gaza và Bờ Tây vẫn là hai điểm nhức nhối
của Trung Đông. Mọi giải pháp cho một nền hòa bình lâu dài của hai
vùng lãnh thổ này vẫn rất bế tắc.
Thực sự trong tâm tư của người Do Thái, không ai muốn rời bỏ
những vùng lãnh thổ này. Hơn hết cả, Thành phố Cổ Jerusalem,
Jericho, Hebron, Nablus và tất cả những thành phố Bờ Tây khác là
vùng đất cốt lõi trong lịch sử Kinh Thánh. Đó là vùng đất thiêng
liêng trong ý thức của người Do Thái và là nơi mà tổ phụ của họ đã
đến đây khai khẩn cả mấy ngàn năm trước. Bởi vậy bất cứ một giải
pháp nào khiến người Do Thái phải rời bỏ những vùng đất này
dường như là một điều không dễ chịu với họ. Rất nhiều người Do
Thái lập luận rằng chiến thắng năm 1967 thực sự đạt được là nhờ
có bàn tay của Thượng Đế nhằm thống nhất hai miền của Israel
và sự thống nhất này là bước cơ bản đầu tiên cho sự chuộc tội của
người Do Thái và của loài người nói chung. Theo đó thì việc từ bỏ đất
đai của Israel trên dải Gaza và Bờ Tây là từ chối quyền năng của
Thượng Đế và quay lưng lại với cuộc cách mạng của cứu rỗi. Với tâm
lý như thế, quan hệ giữa Israel và Palestine về những vùng đất này
chắc hẳn vẫn sẽ còn là một câu chuyện dài…
NHỮNG VƯỚNG MẮC CỦA TIẾN
TRÌNH HÒA BÌNH