nhân. Được thành lập với ngân sách ban đầu là 100 triệu USD vào
năm 1993, Yozma I đã thành lập 10 quỹ đầu tư mạo hiểm (venture
capital fund), đóng góp lên đến 40% của tổng vốn đầu tư. Phần
còn lại được cung cấp bởi các nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn bởi
bảo hiểm rủi ro. Còn có một quỹ 20 triệu USD để dành riêng đầu tư
trực tiếp cho các công ty công nghệ.
Như đã nói ở trên, điểm sáng trong Chương trình Yozma là nhằm
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “mời chào” các loại ưu đãi
thuế hấp dẫn đối với bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm của nước
ngoài ở Israel và hứa hẹn tăng gấp đôi bất kỳ đầu tư nào bằng các
quỹ của chính phủ. Theo đề xuất của Chương trình Yozma, nếu các
hãng đầu tư mạo hiểm huy động được 16 triệu USD thì sẽ nhận được
tám triệu USD của chính phủ. Tuy nhiên, độ hấp dẫn thực sự của
Chương trình Yozma đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài là
cơ hội tăng giá được tích hợp trong chương trình. Cụ thể là chính phủ
sẽ giữ 40% cổ phiếu của quỹ, nhưng sau 5 năm nếu quỹ thành công,
thì đối tác được quyền mua lại số cổ phiếu đó với giá rẻ cộng thêm
lãi xuất hàng năm. Đây là một phần thưởng kép: thứ nhất là chính
phủ chịu chia sẻ rủi ro nếu dự án thất bại, và thứ hai là nếu dự án
thành công thì nhà đầu tư lại được nhận thêm phần thưởng như đã
nói trên. Với một cơ hội đầu tư nhiều ưu đãi như thế, các nhà đầu
tư mạo hiểm nước ngoài đã không còn gì phải đắn đo.
Chín trong số 15 công ty được Yozma I đầu tư đã ra IPO (Initial
Public Ofering – Phát hành lần đầu ra công chúng) hoặc đã được
mua lại. “Năm 1997, chính phủ đã nhận lại đầu tư ban đầu với lãi
suất 50% và các quỹ đầu tiên đã được tư nhân hóa,” bà Berry nhớ
lại. 10 quỹ Yozma I được tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1992
đến 1997 huy động được hơn 200 triệu USD với sự giúp đỡ từ quỹ của
chính phủ. Những quỹ này đã được mua lại hoặc tư nhân hóa trong
vòng năm năm, và ngày nay chúng quản lý gần ba tỷ USD tiền vốn
và hỗ trợ hàng trăm công ty khởi nghiệp Israel. Yozma I như một que