mạnh khắp bán đảo Ảrập rồi trở thành người Hồi giáo. Còn con
cháu của Isaac vẫn ở lại Palestine và trở thành tổ tiên của người
Hebrew mà sau này chúng ta gọi là Israelites rồi Jews, và gọi chung
trong tiếng Việt là người Do Thái. Trong rất nhiều thế kỷ mặc dù
cùng chung một nguồn gốc nhưng người Hồi giáo và người Do
Thái vẫn không hết thù ghét nhau phần lớn là do kỳ thị tôn giáo.
Phải chăng đây là một lời nguyền nghiệt ngã mà Thượng Đế đã đặt
lên số phận người Do Thái và người Ảrập?
Người Do Thái hình thành nên một dân tộc với một ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo riêng
biệt và sau hết, mang theo mình ý thức về sứ mệnh lịch sử của “dân tộc được Chúa
chọn”.
Tiếp tục với câu chuyện về gia đình Abraham. Sau khi Abraham
chết, trách nhiệm lãnh đạo được truyền lại cho con trai của ông là
Isaac, sau đó đến con trai của Isaac là Jacob. Jacob có 12 người con
trai. Tất cả từ Abraham, Isaac, Jacob cho đến 12 người con trai của
Jacob được gọi là ‘tổ phụ’ (Patriarchs) tức là tổ tiên của dân tộc Do
Thái. Chữ Israel lần đầu tiên được dùng trong Kinh Thánh có liên
quan đến Jacob. Một đêm, Jacob nằm mơ vật lộn với một người lạ,
và sau đó, chính người lạ ấy – hình bóng của Thượng Đế – đã chúc
phúc và đặt cho Jacob cái tên Israel, có nghĩa là “Kẻ chiến đấu với
Thượng Đế”. Kể từ đó, người Hebrew được gọi là Bnei Yisrael – ‘Son
of Israel’ (Những người con của Israel) – hoặc Israelites.
Theo thời gian, từ dân tộc Do Thái đã ra đời ba tôn giáo lớn nhất
và ảnh hưởng nhất trên thế giới, khởi đầu là Do Thái giáo vào
khoảng năm 1500 TCN, tiếp theo là Kitô giáo được Chúa Jesus sáng
lập vào giữa thế kỷ 1 như một nhánh ly khai từ Do Thái giáo, và sau
đó là Hồi giáo được nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào thế kỷ 6.
Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo
hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối hoàn hảo và
thay thế cho hai tôn giáo nói trên. Sự ra đời của ba tôn giáo cùng