CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 261

nhiên, nhân vật ông già (Pepe) là một người Pháp bài Do Thái lại
chăm sóc một đứa trẻ gốc Do Thái (Claude) nhưng không biết gì
về nguồn gốc Do Thái của nó. Tình cảm hai người phát triển theo
thời gian giữa bom đạn của chiến tranh… Sau một bộ phim nhẹ
nhàng khác Mazel Tov (Lời chúc – 1969) về một đám cưới Do Thái,
Claude Berri trở nên nổi danh với hai bộ phim Jean de
Florette
(1986) và Manon des Sources (1986).

Bộ phim Solei (Mặt trời – 1993) của đạo diễn Do Thái Algeria –

David Hanin – bắt đầu cho một khuynh hướng phim về trải
nghiệm của người Do Thái ở Bắc Phi.

The Diary of Anne Frank (Nhật ký của Anne Frank – 1959) là bộ

phim Hollywood đầu tiên xoáy vào cảnh ngộ của người Do Thái
trong Holocaust; tiếp theo là Judgment at Nuremburg (Xét xử tại
Nuremburg – 1961).

Trong bộ phim The Way We Were (Chúng tôi là thế – 1973) của

đạo diễn người Mỹ gốc Do Thái Sydney Pollack, với các ngôi sao
Barbara Streisand và Robert Redford, hình ảnh người phụ nữ Do
Thái đã xuất hiện trong những năm 1970 không còn theo một
khuôn mẫu cứng nhắc như trước. Các nhân vật người Do Thái mới
đã xuất hiện trong các vai diễn chưa từng có trong phim ảnh Do
Thái: con bạc, đồng tính, cao bồi, đánh đấm, và thậm chí má mì
chủ nhà chứa.

Woody Allen là một nghệ sỹ đa tài của new York với bốn giải

Oscar trong hơn 50 năm sự nghiệp phim ảnh và sân khấu Mỹ. Ông
là diễn viên, đạo diễn, giám đốc phim và viết kịch bản. Các phim
hài của đạo diễn Woody Allen và Mel Brooks đã biến các anh chàng
Do Thái khờ khạo, nhút nhát thành biểu tượng của sự lo âu và bức
xúc về cuộc sống cuối thế kỷ 20. Còn The Frisco Kid (1979) của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.