hòa của truyền thống cổ điển và lãng mạn bằng những cảm giác
nhức nhối, bất an của cấu trúc âm nhạc phi điệu thức. Năm 1909,
Schoenberg viết vở nhạc kịch một màn Erwartung (Nỗi lo sợ). Đó là
một tác phẩm đỉnh cao về chủ nghĩa biểu hiện trong âm nhạc, kể về
một người phụ nữ không tên đi tìm người yêu của mình. Cô đã phải
thực hiện một hành trình gian khổ, băng qua khu rừng rậm để đến
được một vùng thôn quê. Tại đây, cô đã tìm thấy xác chết của người
yêu mình nằm bên cạnh căn nhà của một người phụ nữ khác. Kể từ
đó, vở kịch chuyển sang mô tả sự khủng hoảng nặng nề về tâm lý:
người phụ nữ không tin vào những gì cô nhìn thấy và trở nên hoang
tưởng rằng chính mình đã giết chết người yêu. Toàn bộ không khí
và tinh thần của vở kịch đều được phản ánh qua cái nhìn chủ quan
của nhân vật chính, tức là người phụ nữ không tên. Về mặt mỹ học,
âm nhạc của Schoenberg trong vở kịch này có thể được so sánh với
bức tranh The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch – một họa sỹ
người Norway (Na Uy): toàn bộ bối cảnh trong tranh đều bị ảnh
hưởng bởi tiếng thét của nhân vật chính. Sự so sánh này cho thấy
bản chất nghệ thuật đa ngành của chủ nghĩa biểu hiện. Nói cách
khác, chủ nghĩa biểu hiện trong văn học không có gì khác với chủ
nghĩa biểu hiện trong hội họa và âm nhạc.
Một vài nhà soạn nhạc Do Thái Mỹ truyền thống hơn là Aaron
Copland và Leonard Bernstein. Cả hai đều đã dựng nên một kiệt tác
cổ điển đặc biệt Mỹ, như tác phẩm Appalachian Spring của Copland
và West Side Story của Bernstein.
Những nhạc sỹ Do Thái bao gồm Philip Glass và Steve Reich đã
đi tiên phong trong chủ nghĩa tối giản và thử nghiệm với thiết bị
điện tử trong những năm 1960. Cả hai đều đề cập đến các chủ đề
Do Thái trong âm nhạc của mình – Glass với Einstein on the Beachvà
Reich với Tehillim, Proverb, The Cave và Different Trains.