CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 288

thời gian 1909-1910 và 1910-1911. Pháp có năm Thủ tướng gốc Do
Thái trong thế kỷ vừa qua, nổi tiếng nhất là Leon Blum trước
Thế chiến II và Pierre Mendes-France sau đó, cả hai thuộc cánh tả.
Trong 12 năm, Bruno Kreisky là Thủ tướng Áo, và Henry Kissinger,
đến Mỹ năm 1938 với tư cách là dân tị nạn từ Đức Quốc xã, đã vượt
lên trở thành một Bộ trưởng ngoại giao ảnh hưởng nhất của
Washington trong giai đoạn 1973-1977. Ảnh hưởng nhất trong tất
cả, có thể là Benjamin Disraeli, Thủ tướng Anh gốc Do Thái đầu
tiên và duy nhất năm 1868 và 1874-1880; ông luôn tự hào về
nguồn gốc của mình, mặc dù ông chuyển đạo sang Anglicanism
(Anh giáo) năm 13 tuổi.

Albert Einstein - nhà khoa học lớn nhất của nhân loại

Albert Einstein (1879-1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức

gốc Do Thái, người đã phát triển Thuyết Tương đối tổng quát, một
trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Sau
Isaac Newton, Einstein là người đã tạo ra bước thay đổi lớn nhất
trong tư duy khoa học. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1921.

Einstein là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ

hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tưởng chừng như sắp có thể hoàn
chỉnh sự mô tả toàn bộ vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) lấp
đầy không gian. Với trí tưởng tượng siêu phàm và trực giác bẩm
sinh, Einstein đã phá đổ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập
luận khoa học chính xác phủ nhận sự tồn tại của chất ête, và do đó
phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển – không
gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối – bằng Thuyết Tương đối
bất hủ của mình. Lúc đó, cả thế giới triết học lẫn khoa học đã chao
đảo như có ai đó rút mạnh tấm thảm dưới chân mình. Có thể nói
Thuyết Tương đối của Einstein là đá tảng của nền khoa học và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.