4. Nhiều chi tiết ở đây đã được thay đổi để bảo vệ lợi ích độc quyền của
công ty trong khi vẫn bảo đảm được đặc tính cơ bản của nghiên cứu và các
kết luận của nó.
5. Ngôn ngữ trong đoạn này cho thấy một hệ thống lồng ghép. Trong công
việc bao quát cần thực hiện là nhiều kết quả khác nhau cần đạt được để
công việc được thực hiện hoàn hảo. Vì vậy, khi sử dụng từ kết quả trong
nghiên cứu về phân đoạn, chúng tôi ám chỉ những công việc riêng lẻ cần
được thực hiện, chẳng hạn như kéo dài lâu, không làm lộn xộn, v.v… để
công việc được thực hiện tốt.
6. Ta có thể thấy được vấn đề này ngay từ xu hướng marketing gần đây
hướng tới những cái gọi là thị trường độc tôn. Thị trường độc tôn thúc đẩy
các công ty cung cấp các lựa chọn theo yêu cầu, đáp ứng được nhu cầu của
từng khách hàng riêng lẻ. Nhưng làm theo yêu cầu cũng có cái giá của nó.
Hơn nữa, nó thường không cung cấp hiểu biết logic trên cơ sở hướng đến
kết quả của các quyết định mua hàng. Vì các công cụ nghiên cứu thị trường
phức tạp như geocode cũng chú ý đến đặc điểm của con người nên chúng
không thể tạo ra các kế hoạch phân đoạn thị trường có ý nghĩa với khách
hàng – mỗi người đều có rất nhiều công việc cần thực hiện. Thực ra có rất
nhiều điểm tương đồng trong những công việc cần thực hiện trong một bộ
phận người và công ty, cho thấy rằng tập trung vào các thị trường độc tôn
thường không phải là mục tiêu marketing nên theo đuổi.
7. Nhận xét rằng khách hàng tìm kiếm trong các nhóm sản phẩm nhằm tìm
ra cách đạt được kết quả mong muốn được dựa trên nghiên cứu tâm lý học,
nêu rằng các hệ thống tri giác của chúng ta được hướng đến tìm hiểu xem
chúng ta có thể dùng đồ vật làm gì và liệu chúng có phải là tối ưu cho các
mục đích đó hay không. Ví dụ như nhà tâm lý học James J. Gibson, được
biết đến rộng rãi nhờ nghiên cứu về các giả thuyết tri giác, đã viết về “tính
năng”, một khái niệm tương tự với những gì chúng tôi gọi là “công việc”
hoặc “kết quả”. Theo Gibson, “Tính năng của môi trường là những gì nó
cung cấp hoặc trang bị, dù tốt hay xấu.” Gibson khẳng định rằng chúng ta
nhìn nhận thế giới không phải về mặt đặc trưng chủ đạo, như là màu vàng
hay nặng 500 gam, mà là về kết quả: “Cái chúng ta nhận biết được khi nhìn