về mặt hành chính thôn Hà Lam chưa được " nâng cấp " thành thị trấn. Nó
bảo mày viết bất cứ cái gì cũng được, dài ngắn không thành vấn đề, có bao
nhiêu nó in tất. Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt".
Tôi và Phan bây giờ đã vào tuổi trung niên nhưng thói quen xưng hô "
mày -tao" thời đi học vẫn không sao gột bỏ được.
Tôi trả lời nó:
" Mày nói với thằng Biểu tao không hứa chắc nhưng tao sẽ cố gắng".
Vài ngày sau, nó trả lời tôi:
" Thằng Biểu bảo nó không cần mày cố gắng, chỉ cần mày hứa chắc".
Tôi cố tình trả lời tụi nó theo kiểu lừng khừng nhưng hai thằng này khôn
như cáo. Tụi nó nói kiểu đó tôi hết đường thoái thác.
Tôi sống ở thị trấn Hà Lam từ bé cho đến năm mười bốn tuổi. Đầu năm
lớp Mười trong khi gia đình tôi vẫn tiếp tục sống ở thị trấn thì tôi chuyển vào
học tại Tam Kỳ rồi sau đó do thời thế đẩy đưa, tôi đi biệt cho tới bây giờ.
Viết về Hà Lam thì có cả tỉ thứ để viết, vì đây là thị trấn tuổi thơ tôi; biết
bao kỷ niệm của tôi gắn với nơi này. Nhưng chính vì quá nhiều kỷ niệm ùa về
cùng một lúc, tôi không biết phải bắt đầu bài viết của mình từ đâu. Giống như
quả bom thì có rồi nhưng chưa mò ra ngòi nổ nằm chỗ nào. Người phương
Tây có câu " Ôm nhiều thì ôm không chặt ". Tôi đang rơi ngay chóc vào tình
cảnh đó, vì vậy mà tôi cứ lần lữa mãi.
Người phương Tây chỉ cho tôi biết tình cảnh tôi đang rời vào. Còn người
phương Đông chỉ cho tôi cách thoát ra. Tôi đã từng nghĩ đến câu "tam thập
lục kế, tẩu vi thượng sách", tức là tính đến chuyện " lặn" một mạch, khỏi sủi
tăm luôn, mặc kệ tụi thằng Biểu, thằng Phan thúc dục. Nhưng rồi trong một