CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 132

"Con sẽ cảm thấy thế nào?"

"Bố mẹ sẽ cảm thấy thế nào?"

Bạn có thể hỏi trẻ lớn tuổi hơn những câu hỏi sau:

"Con biết tại sao bố mẹ không thể cho con tất cả những gì con yêu cầu không?"

"Con sẽ làm gì để bố mẹ sẵn lòng giúp đỡ khi con cần?"

Nhờ những câu hỏi như thế mà June sớm hiểu ra rằng chị gái giữ chó tốt hơn cô bé. Bé cũng hình
dung được chuyện gì sẽ xảy ra nếu để con chó tuột khỏi dây cầm.

Khi Manny trả lời về những gì mình muốn, cậu bé nhận ra rằng Dottie không phải lúc nào cũng
nhận được mọi thứ mà cô bé đòi hỏi, và cậu bé cần học cách chi tiêu hợp lý số tiền mình kiếm được
cũng như của bố mẹ cho.

Giúp trẻ hiểu ra những việc chúng có thể hay không thể làm và tại sao quy định áp dụng chỉ với
người này mà không phải với người khác sẽ giúp trẻ biết quý trọng những gì mình có, và chúng
không phải để ý quá nhiều đến hai chữ "công bằng" nữa.

Cãi nhau không hẳn đã xấu

Có bao giờ bạn nghe thấy con mách: "Anh ấy không chịu ra khỏi bồn tắm!" "Em đang đeo đồ trang
sức của con!" "Em cứ gọi điện liên tục!"

Tôi từng đề nghị một bà mẹ liệt kê những vấn đề khiến bọn trẻ cãi cọ nhau. Cô ấy bắt đầu: "Nào thì
chuyện đứa nào đi trước, đứa nào được quan tâm hơn, nào thì tranh nhau xí chỗ hay tị nhau ít hay
nhiều…”. Nhưng sau đó cô mỉm cười và nói: “Có lẽ tôi nên đưa cho anh danh sách các mục mà bọn
trẻ không cãi nhau, sẽ ngắn hơn đấy”.

Những đứa trẻ bất hoà với anh chị em mà tôi đề cập ở chương này cũng như các chương trước đó
(mất đồ chơi ở Chương 2, ghen tị ở Chương 6, và ích kỷ ở Chương 8) − khiến tôi đặt ra một câu hỏi
rằng liệu những kiểu mâu thuẫn như vậy có thật sự là xấu hay không?

Có thể thấy rằng mâu thuẫn giữa các anh chị em không những bình thường mà còn hoàn toàn lành
mạnh, chỉ trừ khi trẻ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhà tâm lý Deborah Vandell và Mark Bailey cho rằng, mâu thuẫn của trẻ là một phần của cuộc
sống. Trong khi mâu thuẫn có thể chấm dứt hoặc ảnh hưởng đến tình bạn thì sự cãi cọ giữa các anh
chị em thường khá an toàn: trẻ không thể chấm dứt quan hệ với anh hay chị mình chỉ vì cãi cọ như
có thể làm với bạn.

Mâu thuẫn thường tạo cho trẻ cơ hội học hỏi và tìm hiểu những ước muốn, nhu cầu và suy nghĩ của
nhau. Chúng có thể học cách phản đối, bày tỏ sự bất đồng hay thoả hiệp. Nói cách khác, những mâu
thuẫn như vậy rèn luyện cho trẻ cách giải quyết vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.