CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 34

thể dạy trẻ đưa đồ cho người khác.

Trong gia đình, hãy dạy trẻ đưa đồ cho người này, mượn của người kia. Thông qua trò chơi,

dạy trẻ những tình huống thực tế, sau đó lặp lại những hành động đó.

Khoảng 11 tháng, trẻ có thể biết đưa tay cho trẻ khác, thể hiện tình cảm thân thiện. Khi đó,

hãy nói với trẻ rằng điều đó thật đáng yêu.
1 - 2 tuổi

Giai đoạn này, trẻ có thể có cách cư xử nóng nảy, nhưng tính cách đó chỉ là nhất thời, qua 2

tuổi tính cách này sẽ không còn nữa, vì thế cha mẹ cũng không cần lo lắng.

Trẻ ở giai đoạn này thường hay ném đồ, nếu la mắng trẻ cũng không bình tĩnh lại được mà sẽ

có thái độ phản kháng mạnh hơn. Nếu cứ mặc kệ, để trẻ được ném thoải mái, lấy đó làm một

trò chơi vui thích, thì tự trẻ sẽ nhanh chóng “tốt nghiệp”. Đây là một bước của quá trình trưởng

thành, vì vậy không nên mắng mỏ trẻ.

Mắng mỏ chỉ làm cho con trẻ trở nên ngày càng khó bảo. Thay vào đó, cha mẹ hãy tìm những

điểm tốt ở con và khen ngợi, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn.

Tầm 22 tháng tuổi vẫn còn là thời kỳ trẻ chưa ổn định. Trẻ vẫn đang trong thời gian nhận biết

và quen dần với những người xung quanh, hay trốn sau lưng mẹ, đi ra ngoài vẫn còn nhút

nhát và hay đòi bế. Những lúc như vậy không được bỏ mặc con mà hãy đáp ứng đầy đủ, khi

thời kỳ này qua đi, trẻ sẽ nhận biết mọi người rất tốt, sẽ thích chơi với trẻ con, biết chào hỏi

người lớn.

Trẻ con mỗi ngày mỗi khác, càng lúc càng trưởng thành. Để trẻ được lớn lên, tình yêu thương

của cha mẹ là yếu tố cốt yếu nhất.
2-3 tuổi
Trẻ được 2 tuổi sẽ đòi “tự mình làm” mọi việc, không thích người khác động tay vào. Giai
đoạn này rất quan trọng để nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ.

Hơn 2 tuổi một chút, trẻ sẽ không chịu nghe lời cha mẹ hết thảy mọi việc. Khi đó nếu cha mẹ

tức giận và lớn tiếng mắng mỏ, trẻ sẽ càng cứng đầu và ương bướng hơn. Cha mẹ cần có

cách giải quyết phù hợp, không trực tiếp đối đầu với trẻ mà làm như mình chấp nhận điều đó.

Giả sử con nói: “Con không muốn”, hãy nói: “Vậy là con không muốn đấy. Thế thì mẹ sẽ làm.”

Lập tức trẻ sẽ đòi tự mình làm.

Tóm lại, cha mẹ phải tránh đôi co với trẻ, dùng chiến thuật “tấn công từ phía sau”, nói những

lời ngược với ý định của mình.
3-5 tuổi

Thời kỳ này trẻ bị cho là bướng bỉnh nhất, nhưng cha mẹ hãy đừng xem đó là sự bướng bỉnh

mà hãy nhìn nhận đó là sự tự lập. Khi trẻ nói: “Con không muốn” thì đó chính là dấu hiệu để

bắt đầu huấn luyện tính tự lập cho trẻ. Hầu hết mọi việc trẻ sẽ nói “Con không muốn”. Nếu cha

33

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.