• Đầu tiên dạy trẻ viết về màu sắc. Có màu sắc, câu văn sẽ có tính hình ảnh.
• “Con dùng màu gì?”
• “Màu đỏ ạ”
• “Vậy con hãy thử viết câu: Bé Yuki đi chiếc xe ba bánh màu đỏ.”
• Tiếp theo, hãy dạy trẻ viết về âm thanh, chú ý đến trích dẫn lời người khác, ví dụ: Mẹ gọi:
“Ăn cơm nào!”
• Dạy trẻ miêu tả hình khối, chú ý dùng các yếu tố so sánh, ví dụ: Cánh đồng giống như một
tấm thảm màu xanh.
• Trình bày cảm nghĩ của mình. Không viết tất cả cùng lúc mà hãy nhìn từng phương diện
một.
• Cho trẻ đọc văn của những bạn cùng lứa và viết lại. Không chỉ viết về những việc đã xảy ra,
qua đó hãy miêu tả lại cả hoàn cảnh và cảm nhận của mình.
• Dạy trẻ cách ngắt câu.
Dạy trẻ theo cách trên, khả năng viết sẽ rất tốt. Lưu ý là dạy cùng lúc tất cả mọi thứ sẽ dẫn
đến nhàm chán, vì vậy hãy dạy từng chút một.
Con số và tính toán
Dạy các con số ngay trong sinh hoạt hàng ngày
• Khi đi tắm, hãy nói về các bộ phận của cơ thể: “Mỗi người có một cái miệng nhé. Có mấy
mắt, mấy tai, mấy ngón tay nhỉ?”
• Hãy dạy về các đồ vật trên bàn ăn, món ăn, ví dụ: Trên bàn có mấy cái đĩa, trong đĩa có
mấy miếng?
• Mua bàn tính cho trẻ, hàng ngày tập đếm. Đếm xuôi, đếm ngược, đếm cách quãng
(2,4,6...; 5,10,15...)
• Lấy giấy viết số và dán lên đĩa, chơi trò nhặt đậu bỏ vào đĩa theo đúng số lượng đã dán.
Qua đó trẻ sẽ hiểu được mối liên hệ giữa con số và số lượng thực tế.
• Viết các con số lên từng bậc cầu thang, lên một bậc là tăng thêm một số.
• Dùng hai con xúc xắc (6 mặt hoặc nhiều hơn), cho trẻ nhìn lướt qua và đọc số chấm trên
đó. Dạy trẻ đếm ngược.
Học thuộc lòng các phép toán cơ bản
Đầu tiên phải học thuộc các phép tính cộng 1 chữ số. Đó là chìa khóa của việc làm tính.
Trong toán đố, còn lại bao nhiêu, khác nhau bao nhiêu, là phải làm phép trừ, điều này cũng
cần ghi nhớ.
Với phép cộng, thường có câu hỏi tổng là bao nhiêu, tất cả bao nhiêu, tăng lên thành bao
nhiêu... hãy viết ra giấy cho trẻ học thuộc.
69
https://sachhoc.com