Để việc học không bị thụ động, hãy để trẻ tự suy nghĩ, tự làm. Chú trọng các môn có tính cảm
thụ như âm nhạc, ngôn ngữ. Đặc trưng của giáo dục giai đoạn này là thông qua não phải,
bằng cách lặp đi lặp lại. Biện pháp:
• Đọc sách Luận ngữ.
• Dạy trẻ thơ Đường và tục ngữ.
• Đọc thơ Haiku (không hiểu nghĩa cũng được).
• Dạy trẻ chơi cờ gô, cờ tướng (không phải là dạy trẻ tính nước đi mà là dạy trẻ ghi nhớ các
thế đi sẵn có trong sách).
• Chơi cờ Othello (đây là trò chơi rất dễ nhớ với trẻ).
Để phát triển tính sáng tạo của trẻ, ban đầu không gì tốt hơn là huấn luyện khả năng đọc
sách.
Trẻ 6 tuổi
6 tuổi là thời kỳ thích hợp để đọc các truyện tiểu sử. Hãy cho trẻ đọc về thời niên thiếu của các
vĩ nhân, những người đã trải qua quá trình phấn đấu rất vất vả để thành tài, thông qua đó, trẻ
sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện từ khi còn nhỏ.
Giai đoạn 3 tuổi, cho trẻ học sách kể về những người đạt giải Nobel. Đến giai đoạn 6-9 tuổi,
hãy dạy cho trẻ hiểu tại sao học vấn lại quan trọng như vậy. Nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản
Yoshida cũng đã học tập từ khi mới lên 3 và đã học cực kỳ chăm chỉ.
Hãy tìm hiểu về những người luôn đi đầu, lãnh đạo người khác, và dạy cho con biết cách
sống sao cho có thể mang đến sức ảnh hưởng tốt đến những người xung quanh, về mặt lý
thuyết có thể hơi khó hiểu, nhưng đọc những câu chuyện tiểu sử thực tế sẽ góp phần thắp
sáng ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm hồn trẻ.
Mặt khác, không được bắt trẻ nhất nhất làm theo mệnh lệnh của cha mẹ, phải tôn trọng cảm
nhận của trẻ và hướng theo những việc mà trẻ có ý thích làm. Không cố gắng để trẻ giống với
những trẻ khác, mà hãy phát triển cá tính của trẻ đúng như trẻ muốn.
Việc học của trẻ bắt đầu từ trước khi đến trường, vì thế hãy cho trẻ luyện tập cả bốn kỹ năng
đọc, nghe, viết, tính toán.
81
https://sachhoc.com