Các bài tập “học và chơi” theo phương pháp Shichida
1. Cảm thụ âm (nghe): giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng
lực biểu hiện.
Hãy cho trẻ nghe nhạc hoặc tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn
cho trẻ nghe nhạc qua CD, mua những đồ chơi phát ra âm thanh, thường xuyên nhún nhảy
theo bài hát cùng trẻ khỉ nghe. Khi vận động hãy kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát
ra âm thanh để hai mẹ con vui vẻ cùng nhau.
Nếu cha mẹ nào có ý định cho trẻ học nhạc thì hãy bắt đầu khi trẻ được 2-3 tuổi. Trong trường
hợp con ghét nghe nhạc, đừng ép con phải nghe. Có thể cho con nghe mọi loại nhạc mà con
thích chứ không nhất thiết là nhạc cổ điển. Tâm trạng vui vẻ, thích thú khi con nghe nhạc là
điều quan trọng nhất.
2. Đọc truyện tranh thiếu nhi (nhìn): giúp rèn luyện năng lực tập trung, năng lực tưởng
tượng, năng lực đọc cho trẻ.
Cha mẹ hãy đọc truyện thiếu nhi (có nhiều tranh minh họa) cho trẻ nghe, mỗi ngày đọc cho trẻ
từ 3 - 5 cuốn, cứ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày để luyện cho trẻ trí nhớ và từ vựng. Khi trẻ còn
nhỏ tuổi thì chữ càng to, càng nhiều hình minh họa càng tốt.
Từ vựng là chìa khóa mở ra trí tuệ cho trẻ. Trẻ càng nghe được nhiều từ vựng thì khả năng về
ngôn ngữ càng được phát triển sau này. Đọc cho trẻ nghe hay nói chuyện với trẻ là cách tốt
nhất dạy trẻ về từ vựng. Đừng bao giờ sợ trẻ không thể tiếp thu được, vì trí não của trẻ có khả
năng tiếp thu bất kì cái gì chúng ta dạy.
Cha mẹ hãy tranh thủ 5 - 1 0 phút mỗi ngày vừa bế trẻ vừa đọc cho trẻ nghe, vừa cho trẻ xem
tranh ảnh trong truyện.
3. Flash card: Rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, nâng cao năng lực nhận thức và vốn
từ vựng cho trẻ.
Phương pháp cho trẻ học và chơi với flash card rất tốt cho sự phát triển não phải vì nó đáp
ứng được hai yêu cầu là luyện được phản xạ nhớ rất nhanh và dung lượng nhớ vô hạn.
Cha mẹ có thể mua những bộ thẻ chữ, thẻ số sẵn có ở các cửa hàng sách hoặc tự làm thẻ
bằng cách viết chữ và số trên những mẩu giấy nhỏ. Người lớn giơ thẻ lên cho trẻ xem, đồng
thời đọc chữ ghi trên đó cho trẻ nghe, khoảng 1 giây/1 tấm thẻ. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và
nhiều ngày. Trò chơi này phát huy trí nhớ và tốc độ tư duy lẫn khả năng nhớ khổng lồ của trẻ.
Ví dụ ta viết lên đó chữ “quả táo”, “con chó”... đồng thời kết hợp hợp ảnh của quả táo, con chó
trong tấm card nữa thì càng tốt. Ta cứ tráo qua tráo lại cho trẻ nhìn thì dần dần những từ vựng
đó đã đi vào bộ não của trẻ và được lưu trữ trong đó.
4. Nhận biết màu sắc: rèn luyện khái niệm về màu sắc, cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu
91
https://sachhoc.com