cho nên tướng số gọi vùng trái chanh là gò Thái Âm. Ra đến đầu ngón giao
với kinh Thủ Dương Minh để trở về.
Theo lằn giữa cổ tay thẳng vào lòng bàn tay, đến huyệt Lao Cung, chạy
lên đầu ngón giữa và nửa ngón vô danh, nửa ngón trỏ, thuộc kinh Thủ
Khuyết Âm Bọc Tim. Ra đến đầu ngón giao với Thủ Thiếu Dương kinh Tam
Tiêu mà trở về. Cho nên dưới gốc của ba ngón giữa gọi là gò Khuyết Âm.
Ở cổ tay phía động mạch theo lằn ngón út chạy thẳng lên vùng bắp thịt
dưới chân ngón út, rồi đi thẳng lên đầu ngón là thuộc kinh Thủ Thiếu Âm
của Tim, để giao với Thủ Thái Dương mà trở về, cho nên vùng bắp thịt dưới
chân ngón út thường gọi là gò Thiếu Âm. Vì thế, bất cứ bàn tay của ai cũng
có ba đường chỉ chánh, đường trên nhất gốc từ phía ngón út, mà ngọn hướng
theo chiều ngón trỏ, là đường biểu hiện của tâm và trái tim, nên gọi là Tâm
Đạo. Đường thứ hai từ phía chân ngón trỏ chạy dốc xéo xuống về hông bàn
tay phía ngón út là đường biểu hiện cho lý trí do hệ thống tạng Tỳ và tạng
Phổi, nên gọi là Trí Đạo. Đường thứ ba từ dưới cổ tay bọc theo gò Thái Âm
đi lên nhập với gốc của Trí đạo thì gọi là Mạng đạo. Nếu người nam thì tay
phải là Tiên thiên, tay trái là Hậu thiên. Người nữ ngược lại. Người nào bàn
tay khô khan, mỏng thiếu thì tạng phủ cũng theo đó mà khô khan, mỏng
thiếu. Bàn tay mềm, nhiều thịt, màu đỏ tươi là trong người nhiều khí thấp
hoặc dễ xảy ra dư nước chua, cuộc sống người này dễ có khuynh hướng tình
cảm. Người nào bàn tay Hậu thiên, đường Tâm và đường Trí nhập chung
thành hình chữ nhất thì tâm tánh dễ hung tàn, rất có thể dễ xảy ra án mạng.
Nếu người đường Tâm đạo đi thẳng dốc lên ngón trỏ, dài quá hơn Trí đạo,
thì cuộc sống người đó lệch về tâm. Nếu ngược lại đường Tâm đạo ngắn mà
đường Trí đạo xuống sâu, thì cuộc sống không khỏi nghiêng về lý trí. Nếu
hai đường cân phân, lại thêm có dấu nhơn nối liền Tâm và Trí đạo, thì người
này dễ có khuynh hướng đạo đức. Còn đường Mạng đạo càng suôn, càng
liền, càng xuống sâu càng tốt. Nếu đứt đoạn hay hở ra đều sức khỏe không
đầy đủ.
Còn phần cổ tay, tại chỗ ba ngôi chẩn mạch, nếu đầy đủ tươi nhuận, rắn
chắc là nội tạng khỏe. Nếu có ngôi nào khuyết xuống hoặc khô khan, hoặc