CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 200

hữu Thốn và hữu Xích. Còn Tang Ký Sanh vẫn giữ y nguyên trong công
dụng trị phong thấp, đau nhức. Tức là vừa bổ Thận vừa trị phong.

Đến ngày 27/4/1984 người bệnh đến khám, khai rằng vẫn bón trở lại. Vì

nhận thấy yếu tố của bệnh là thận hư, nhiều đàm, bệnh phong lại bón, nên từ
buổi đầu cố dọn đường để đi đến thuốc trường phục một cách thuận lợi hơn.
Vì thế hôm nay chẩn mạch lại thấy mạch đi mau trở lại và hượt, thiệt, hữu
Thốn nghịch, hữu Xích hơi trệ nên bèn lập phương như sau:

Bắc Sài Hồ 2 chỉ

Bạch Thược 3 chỉ

Bán Hạ 3 chỉ

Bạch Giới Tử 1,5 chỉ

Xuyên Đại Hoàng 3,5 chỉ

Huỳnh Cầm 3 chỉ

Chỉ Thiệt 3 chỉ

Cam Thảo 1,5 chỉ

Độc Hượt 2 chỉ

Sanh Cương 3 chỉ

Cách dùng: 2,5 chén sắc còn một chén, nước nhì 1,5 chén còn 5 phân; hai

nước hòa chung, uống ấm 2 lần lúc đi ngủ và sáng sớm. Uống 1 thang trở
lại.

Giải thích dược lý: Đây là phương Đại Sài Hồ gia Độc Hượt, Bạch Giới

Tử, Đại Hoàng để vừa trị phong đàm, vừa thông đại tiện, vừa giải Tam Tiêu.

Đến ngày 28/4/1984, bệnh nhân đến cho hay kết quả đại tiện thông được,

cơ thể rất nhẹ nhàng, cánh tay càng khỏe hơn, cơn đau nhức càng ít. Chẩn
mạch thấy áp huyết đã xuống bình thường mà Thận vẫn cần bồi bổ, đàm
phải được tiếp tục trừ, nên tạm cho lại 1 thang theo hình thức Bát Vị Thận
Khí như ngày 25/4/1984 để chờ làm thuốc trường phục như sau:

Thục Địa 6 chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.