CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 232

Quế Chi Tiêm 2 chỉ

Hoài Sơn 8 chỉ

Trạch Tả 5 chỉ

Phục Linh 3 chỉ

Sanh Long Cốt 2,5 chỉ

Hắc Phụ Tử 3 chỉ

Cách dùng: Cho nước xấp thuốc sắc chậm còn 7 phân. Nước nhì cũng

sắc như thế còn 6 phân. Hòa chung, chia đôi, uống lúc đói sáng sớm và tối
trước khi đi ngủ. Cách một ngày uống 1 thang. Uống liên tiếp 2 thang trở lại
khám.

Giải thích dược lý: Đây là phương Bát Vị Thận Khí thêm Long Cốt, Mẫu

Lệ. Về phân lượng tùy theo hiện tượng mạch mà đặt để. Chỉ có 2 vị thêm
vào cần phải biết rõ, ngoài ra đã có nói qua.

Long Cốt: Là một thứ khoáng sản, hóa chất của thiên nhiên trong núi

rừng, có hình giống bộ xương rồng nên gọi là Long Cốt, đập ra thấy giống
hình xương, có màu trắng. Vị hơi ngọt, mặn, chát, béo. Nhăn vào răng thấy
có hơi rít dính, tánh ấm. Có công năng định tâm, trấn thần, thu liễm thần
hồn. Cho nên trường hợp mạch tả Thốn tán, tâm không định rất cần.

Mẫu Lệ: Là vỏ con hào dưới biển. Khi còn sống, phía trong có màu như

ốc xà cừ. Vị mặn, tánh lạnh. Có công năng phá mạch kết cứng ở Gan Thận.
Nhưng không phải tướng kết cứng của bệnh trừng hà. Ngoài ra còn có công
năng thu liễm nóng nổi bốc lên cho quy về Thận. Dùng sống thì tư âm, dùng
nung chín thì thêm chất vôi, có thể dùng để chữa bệnh loét bao tử.

Đến ngày 23/5/1984 tới khám lại, thấy toàn bộ mạch chứng 10 phần bớt

đi 4 phần, bèn tùy theo sự biến chuyển của từng bộ mạch, vẫn dùng y
phương trước mà xê dịch phân lượng như sau:

Quế Chi Tiêm thêm 5 phân tức là 2,5 chỉ

Hắc Phụ Tử thêm 5 phân tức là 3,5 chỉ

Còn tất cả đều để nguyên. Y theo cách ấy uống tiếp 2 thang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.