dưới, có đi khám phụ khoa ở bệnh viện Hùng Vương, bác sĩ cũng bảo là
vùng Tử Cung có bướu, khuyên nên đi mổ. Nhưng lúc đó có một loại thuốc
mới ngoại nhập, có tác dụng làm ngưng sự phát triển làm cho tiêu tan khối
bướu, nên bác sĩ khuyên nên dùng thuốc ấy hơn là mổ, vì khối u đó tương
đối còn nhỏ (chỉ to bằng ngón chân cái). Từ đó mẹ tôi uống thuốc đó, thấy
bệnh có bớt nhưng thỉnh thoảng có đau lại, thì lại uống tiếp. Cứ thế cho đến
sau 1975 thì không uống nữa.
Sau khi chẩn mạch khám kỹ vùng cổ và vùng bụng, rồi Thầy cho toa
thuốc chén, trung bình một tuần lễ 3 thang. Cứ uống lai rai liên tục như thế
đến gần cuối năm. Mỗi lần thay toa đều xem mạch lại để thay đổi biến hóa
theo kịp sát bệnh. Ngoài ra Thầy dặn kiêng cữ một số món ăn và gia vị
không thích hợp như sữa đậu nành, café, nước đá v.v... và phải nỗ lực tụng
kinh niệm Phật hàng ngày đều đặn liên tục, gạt qua những chuyện buồn
phiền, nóng giận. Mẹ tôi cố gắng kiêng cữ và thực hiện đúng theo lời dặn.
Bệnh lần hồi thuyên giảm.
Nhưng tiếp thời gian này, vì hai em trai tôi phải đi nghĩa vụ, thêm chuyện
lục đục trong gia đình, nên mẹ tôi bướu cổ đột nhiên nổi to trở lại nhanh
chóng, thoáng đã bằng trái cam to. Chúng tôi vội trở lại Thầy xin chữa trị
tiếp. Lần này mẹ tôi sợ quá, cương quyết giữ đúng lời dặn, trút hết ưu phiền,
nên chẳng bao lâu bệnh lần giảm, uống thêm 3-4 lần thuốc tễ, bệnh hoàn
toàn bình phục vào giữa năm 1983, rốt cuộc không tốn kém bao nhiêu.
Không những bướu cổ hết mà bướu Tử Cung cũng không còn, nên chúng tôi
thuật đúng sự thật, trình cho Thầy để lập thành y án hầu giúp ích cho y khoa
mai sau và xin trân trọng cảm ơn Thầy.
TP. HCM, ngày 12 tháng 3 năm 1984
Nguyễn Thị Ngọc Thủy
II. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRỪ TÂM LÝ
Như ở án bệnh bướu cổ trước đã từng nói, vì đa số người nữ tâm lý nhu
nhược, không những cái Tôi càng thắt chặt mà cũng dễ trúng độc hư vinh.