Cô thử dùng Đơn Chi Tiêu Dao thêm Uất Kim, Huyền Hồ, Hương Phụ thử
xem. Cô ấy nghe lời về làm quả nhiên bệnh đỡ.
Một người đàn ông tuổi quá 50, thuộc thành phần cán bộ tập kết, từ tỉnh
Sa-Đéc gởi lên bệnh viện Thống Nhất nằm để khám bệnh, có triệu chứng
thỉnh thoảng ho, có khi nhổ ra chút đàm, có khi lờ lờ máu cá. Thông qua
chiếu điện và thử đàm thấy không phải bệnh Phổi, áp dụng đủ mọi cách
nghiên cứu cũng không thấy có dấu vết lao Phổi bèn nghi là bệnh Ung Thư
Phổi, nhờ người bạn đưa đến xin chẩn đoán hộ. Trông qua khí sắc của bệnh
nhân chưa phải đến tiều tụy, nhưng bị trải qua sự tìm thử làm cho người
bệnh mệt, nhất là chọc trong cuống Phổi đến ói máu.
Hỏi bệnh nhân đau Phổi đã bao lâu? Đáp: Có đã hơn một năm. Hỏi: Trước
đây mấy năm có bao giờ bị bệnh kiết lị Amip kéo dài thời gian không? Đáp:
Có. Sau khi chẩn mạch thấy mạch hai bộ Thốn, nhất là hữu Thốn sắc trệ.
Còn các bộ khác đều hưỡn trệ mà tả Xích nhiều hơn. Tôi đoán bệnh: Đáng
tiếc khi thử đàm phải đừng thử tìm bệnh lao hay bệnh Ung Thư mà tìm phản
ứng ký sinh trùng Amip thì rõ, vì tôi ngờ rằng đây là hậu quả của bệnh kiết
lỵ kinh niên truyền vào Phổi. Bệnh nhân nghe có lý. Đến khi thử đàm lại
theo kiểu tìm hậu quả kiết lỵ, quả nhiên thấy đúng. Rồi từ bệnh viện Thống
Nhất chuyển về bệnh viện Sa-Đéc, từ đó về sau đứt liên lạc không biết sự
thể ra sao.
Vào khoảng năm 1946, một người đàn ông tuổi dưới 50 đến xin khám
chữa bệnh Phổi, thuộc thành phần Bắc di cư. Trong người có vẻ khô khan
hốc hác. Hỏi: Làm nghề gì? Đáp: Làm cai cao su. Hỏi: Triệu chứng bệnh thế
nào? Đáp: Về chiều cứ ơn ớn và sợ nước, ho khạc ra thỉnh thoảng có máu,
soi Phổi có vết nám, nghe trong ngực có hơi ran rát. Hỏi: Đại tiểu tiện thế
nào? Đáp: Đại tiểu tiện thấy không gì lạ. Khám bợn lưỡi thấy lưỡi thường
đóng bợn trắng, hỏi miệng thì bảo miệng thường lạt, khám mũi thấy hạch
mũi một bên nở to, khám cổ họng thấy hơi đỏ. Chẩn mạch thấy hữu Thốn
sắc nghịch mà tả Thốn sắc nghịch mà trệ, tả Xích trầm khẩn, còn hai bộ
Quan và hữu Xích thì vô lực. Hỏi: Trong sở cao su có thầy thuốc không?
Đáp: Có. Hỏi: Ông có bao giờ chữa bệnh trong đó không? Đáp: Có rất nhiều