CHẲNG CÓ AI CẢ - Trang 14

sẽ được bình an hoàn toàn và cuộc đấu tranh với thế gian này đi đến chỗ chấm dứt.

100. Thực vậy, chẳng có cái gì là của con người cả. Dầu chúng ta là gì đi nữa cũng chỉ
là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Bóc khỏi cái lớp vỏ này, chúng ta sẽ chẳng thấy gì ngoài
những đặc tính phổ thông: Sinh ở giai đoạn đầu, thay đổi ở giai đoạn giữa và chấm dứt
ở giai đoạn cuối. Tất cả chỉ có vậy. Nếu nhìn mọi vật như thế thì chẳng còn vấn đề gì
nữa và chúng ta sẽ hài lòng và bình an.

101. Hãy nhận biết điều gì tốt điều gì xấu, dầu bạn đang du hành hay đang định cư ở
một chỗ nào. Không thể tìm thấy bình an trên đồi cao, trong rừng sâu hay trong hang
động. Dầu có đi đến nơi Phật thành đạo đi nữa cũng không tới gần chân lý hơn.

102. Tìm kiếm những gì bên ngoài chúng ta chỉ là sự so sánh và phân biệt. Không thể
tìm kiếm hạnh phúc bằng cách này. Không thể tìm kiếm hạnh phúc bằng cách truy tầm
cho ra một người hay một vị thầy hoàn hảo. Đức Phật dạy chúng ta phải tìm kiếm giáo
pháp, tìm kiếm chân lý chứ đừng tìm kiếm người nào.

103. Ai cũng có thể làm nhà gạch hay nhà gỗ, nhưng đó không phải là nhà của ta mà là
nhà của thế gian và bị luật thế gian chi phối. Bình an nội tâm mới thực sự là nhà của ta.

106. Rừng là nơi bình an, phải không? Vậy tội tình chi nắm chặt trong tay những gì
làm bạn rối rắm. Hãy để cho thiên nhiên dạy bạn. Nghe tiếng chim kêu rồi xả bỏ. Hiểu
rõ thiên nhiên bạn sẽ hiểu rõ giáo pháp. Hiểu rõ giáo pháp bạn sẽ hiểu rõ thiên nhiên.

107. Truy tầm bình an bên ngoài chẳng khác nào tìm kiếm rùa có râu, bạn không thể
nào tìmđược. Nhưng khi tâm bạn sẵn sàng thì bình an sẽ tự tìm đến bạn.

108. Giới, Định, Huệ tạo nên Đạo. Nhưng Đạo không phải là Chân Pháp, không phải là
mục tiêu. Đạo chỉ là con đường dẫn đến mục tiêu. Như bạn muốn đi từ Bangkok đến
thiền viện Wat Ba Pong chẳng hạn. Con đường rất cần thiết cho hành trình của bạn,
nhưng mục tiêu của bạn là thiền viện chứ không phải là con đường. Cũng thế, chúng ta
có thể nói rằng Giới, Định, Huệ ở ngoài chân lý của Đức Phật nhưng là con đường dẫn
đến chân lý này. Phát triển Giới,Định, Huệ, bạn sẽ có sự bình an kỳ diệu nhất.

Đau khổ

109. Có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt
đau khổ. Đau khổ đầu tiên là chấp giữ những gì ưa thích và chán bỏ những gì không ưa
thích. Đau khổ thứ hai là can đảm và trì chí theo dõi sự không ngừng thay đổi của các
cảm giác: hạnh phúc, đau khổ, vui vẻ, buồn chán, vừa lòng, phật ý... Đau khổ này
dẫn đến chỗ bình an.

110. Chúng ta muốn tìm một con đường dễ dàng. Nhưng không có đau khổ thì không
có trí tuệ. Để cho trí tuệ chín muồi bạn phải ngã đổ và khóc than nhiều lần trong khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.