CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 203

căn cứ trận địa khi bị ta đánh chiếm để vừa sát thương vừa không cho ta thu
vũ khí.

Với sự thay đổi thủ đoạn tác chiến khi trong tay có đầy đủ vũ khí và

phương tiện chiến tranh hiện đại, Mỹ đã làm cho nhiều trận đánh của ta
không gọn, không bắt được tù binh, không thu được vũ khí. Tổn thất về
người và vũ khí của một số đơn vị khá cao. Các bước của một trận đánh
không triển khai được. Bộ đội phải cơ động liên tục để tránh bị thương
vong vì bom pháo. Mỗi khi trú quân đều phải đào hầm, công sự chiến đấu,
sinh hoạt vật chất và tinh thần của bộ đội thiếu lớn và không ổn định.

Những biểu hiện ngại bom pháo địch, ngại ác liệt đã xuất hiện trong một

số cán bộ, chiến sĩ, ảnh hưởng đến ý chí và quyết tâm chiến đấu, đòi hỏi
giải quyết nó không thể một chiều áp đặt, mà phải tiến hành từ nhiều chiều,
bằng nhiều biện pháp.

Qua các cuộc họp nghe phổ biến tình hình nhiệm vụ và các lần giao ban

định kỳ do Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền triệu tập, chúng tôi tiếp nhận được
nhiều thông tin có tầm nhìn xa rộng từ Hà Nội truyền vào.

Ngay từ đầu năm 1966, trong khi sư đoàn 9 đang căng thẳng dàn thế trận

đánh bại cuộc hành quân “Đá lăn” của sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ ở Nhà Đỏ -
Bông Trang, thì Trung ương, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ
Tổng tư lệnh đã liên tục họp bàn, nhận định: “Mặc dầu bị thất bại liên tiếp,
đế quốc Mỹ đang ra sức tăng quân và phương tiện chiến tranh, đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược hòng giải quyết vấn đề Việt Nam trong những năm
1967 - 1968”(2) với một lực lượng trên một triệu quân, trong đó quân Mỹ
có thể lên tới trên dưới bốn mươi vạn(3).

(2) Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 10 năm 1966.

(3) Mùa khô lần thứ nhất (1965 - 1966) lực lượng Mỹ vào khoảng 20

vạn quân, 2.200 máy bay, 1.400 xe tăng - thiết giáp, 1.200 khẩu pháo, 500

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.