- Trước mắt chúng ta cần hoàn thành tốt chương trình rút kinh nghiệm
và tập huấn các yêu cầu về chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu cá nhân.
- Đồng thời triển khai công tác chuẩn bị chiến đấu. Tổ chức trao đổi và
quán triệt nhiệm vụ của sư đoàn trong tiến công đánh bại cuộc phản công,
cần làm rõ mối quan hệ vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương Cục,
vừa tổ chức đánh địch bảo vệ căn cứ.
Mùa mưa vừa chấm dứt, lợi dụng yếu tố bất ngờ về thời tiết ở Nam Bộ
đang chuyển sang mùa khô, tướng Oét-mo-len, tư lệnh quân đội Mỹ ở Nam
Việt Nam ngay từ trung tuần tháng 10 năm 1966, đã ráo riết chuẩn bị cuộc
phản công mùa khô lần thứ hai. Mở đầu Mỹ tổ chức một cuộc càn quét
nhằm củng cố các tuyến phòng thủ xung quanh Sài Gòn, chuẩn bị bàn đạp
nhằm đành đòn bất ngờ vào lực lượng ta ở bắc Tây Ninh.
Nhưng như trên đã trình bày, chúng ta hoàn toàn chủ động trên mọi bình
diện chỉ đạo chiến lược, chiến dịch và chỉ huy chiến đấu được hình thành từ
rất sớm, ngay từ mùa khô lần thứ nhất chưa kết thúc. Sự hiện diện của sư
đoàn 9 đang còn dở dang nhiệm vụ ở hướng bắc Sài Gòn lật cánh sang
hướng tây nam, theo lệnh Bộ chỉ huy Miền là một minh chứng chúng ta đã
đi trước kẻ địch trong việc tranh thủ yếu tố thời tiết.
Ngày 2/11/1966, khi ta hoàn thành bước chuẩn bị, các đơn vị đã vào vị
trí tập kết và ngày N của trận đánh mở đầu đang tới gần, thì ngày 3 tháng 11
một bộ phận lực lượng của lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 của Mỹ đổ quân bằng
máy bay lên thẳng xuống trảng trống Bầu Gòn, cách sở chỉ huy sư đoàn 9
khoảng năm trăm mét. Cán bộ, chiến sĩ cơ quan sư đoàn bộ, nòng cốt là
trung đội vệ binh và trinh sát triển khai chiếm lĩnh ngay bìa trảng, đánh lui
đợt tiến công của mũi đi đầu, bắn rơi một máy bay lên thẳng, kèm theo “vài
chục lính Mỹ bị thương nặng, mất hẳn liên lạc và cây cối gây trở ngại
không ai đến cứu được”.
Ngay sau đó ít phút, thường vụ và Bộ tư lệnh sư đoàn hội ý nhận định: